Sáng kiến kinh nghiệm Khắc phục lỗi dùng từ, viết câu qua phân môn tập làm văn của học sinh Lớp 5
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Khắc phục lỗi dùng từ, viết câu qua phân môn tập làm văn của học sinh Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Khắc phục lỗi dùng từ, viết câu qua phân môn tập làm văn của học sinh Lớp 5
MỞ ĐẦU 1) Lý do chọn đề tài : Môn Tiếng Việt ở tiểu học là một trong những môn học quan trọng của chương trình tiểu học, là môn học công cụ để học tập các môn học khác và qua đó giáo dục học sinh về mọi mặt. Tiếng Việt ở trường tiểu học được dạy và học thông qua các phân môn như Tập đọc, Tập viết, Chính tả, Kể chuyện, Luyện từ và câu, Tập làm văn. Mỗi phân môn của Tiếng Việt mang một nhiệm vụ riêng nhưng đều chung một mục tiêu giáo dục. Phân môn Tập làm văn có vị trí đặc biệt quan trọng trong việc dạy học tiếng Việt xét trên hai phương diện : - Tập làm văn tập trung các hiểu biết kỹ năng về tiếng Việt do các phân môn khác rèn luyện hoặc cung cấp đồng thời góp phần hoàn thiện chúng. Để làm được một bài văn nói hoặc viết, học sinh phải thành thạo các kỹ năng : nói, đọc, viết và vận dụng các kiến thức tiếng Việt. Trong quá trình vận dụng này, các kỹ năng và kiến thức về tiếng việt đó được hoàn thiện nâng cao dần. - Phân môn Tập làm văn rèn luyện cho học sinh các kỹ năng sản sinh văn bản (nói và viết). Vì vậy tiếng Việt không chỉ là một hệ thống cấu trúc được xem xét từng phần, từng mặt qua từng phân môn mà trở thành một công cụ sinh động trong quá trình giao tiếp, tư duy, học tập. Nói cách khác, phân môn Tập làm văn đã góp phần thực hiện mục tiêu quan trọng bậc nhất của việc dạy và học Tiếng Việt là dạy học sinh sử dụng tiếng việt trong đời sống sinh hoạt, trong quá trình lĩnh hội các tri thức khoa học. Từ những mục đích giáo dục trên, việc dạy học phân môn Tập làm văn trong môn Tiếng Việt là một trong những nhiệm vụ cơ bản của người giáo viên chủ nhiệm.Vì thế không thể xem nhẹ hoặc bỏ qua phân môn này. Vì giáo dục của bậc tiểu học được xem là nền tảng của hệ thống giáo dục, đặt nền móng cho kiến thức tiếng Việt. Sự phát triển của học sinh có ý nghĩa rất lớn đối với chất lượng và hiệu quả đào tạo của các bậc học tiếp theo. Đối với phân môn tập làm văn ở tiểu học không những sử dụng các kỹ năng đã được học từ các phân môn khác như : nghe, đọc, nói, viết mà còn hình thành một hệ thống kỹ năng riêng. Hệ thống kỹ năng này phải gắn liền với quá trình sản sinh văn bản. Chính trình độ thành thục của các kỹ năng sản sinh văn bản góp phần quyết định chất lượng bài viết và nói. Nhưng để đảm bảo chất lượng của bài viết hay nói theo mục tiêu trên ,trọng trách của người giáo viên là hết sức to lớn, không chỉ với nhiệm vụ truyền đạt kiến thức mới cho học sinh mà người giáo viên còn phải nắm chắc trình độ nhận thức của từng em trong lớp, những sai phạm khi làm Tập làm văn để từ đó có biện pháp khắc phục sửa chữa sai lầm đó cho các em. Đặc biệt là học sinh lứa tuổi lớp 5, lớp cuối cấp của bậc tiểu học. Việc học tập phân môn này không hề đơn giản, muốn viết được một bài văn hay thì cần phải nắm được cách viết đúng, đúng ở đây là đúng về cấu trúc văn bản, đúng cấu trúc ngữ pháp, đúng về ngữ nghĩa và đúng về logic. Một thực tế cho thấy hiện nay đối với học sinh tiểu học, nhất là các em lớp 5, còn mắc rất nhiều lỗi trong việc viết văn như lỗi dùng từ, viết câu, viết đoạn, lỗi liên kết chủ đề, lỗi loãng chủ đề, Nguyên nhân và biện pháp khắc phục” mà bản thân tôi đang nghiên cứu cũng nhằm mục đích khảo sát thực tế hiện nay việc mắc lỗi dùng từ, viết câu của học sinh lớp 5 tại trường tiểu học ...... nói riêng để tìm ra những nguyên nhân cơ bản trong việc mắc lỗi đó, từ đây kết hợp với nghiên cứu tài liệu đưa ra một số biện pháp có tính khả thi giúp học sinh biết cách khắc phục lỗi dùng từ, viết câu để học tốt môn tập làm văn hơn, xây dựng tốt hơn cho mình hệ thống kỹ năng mà chương trình đã cung cấp. 3/ Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: a) Đối tượng nghiên cứu : Đối tượng nghiên cứu của đề tài là lỗi dùng từ, viết câu (Qua phân môn tập làm văn) của học sinh lớp 5 - Trường tiểu học ...... -. Nguyên nhân và biện pháp khắc phục. b) Phạm vi nghiên cứu : Vì thời gian có hạn nên chúng tôi chỉ tìm hiểu và nghiên cứu trong phạm vi của trường tiểu học ....... 4/ Phương pháp nghiên cứu. a. Phương pháp điều tra. Tiến hành điều tra tìm hiểu và thu thập các lỗi của học sinh qua các tiết học tập đọc tại lớp 5A trường tiểu học ....... Trong quá trình nghiên cứu đó ,chúng tôi có tiến hành sử dụng phương pháp điều tra tìm hiểu tình hình. b. Phương pháp đọc sách và tài liệu. Nắm bắt được vấn đề qua phương pháp đọc sách và tài liệu để nhận dạng lỗi dùng từ, viết câu của bài làm văn học sinh và cách sửa lỗi để lý giải kết quả của đề tài. c. Phương pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm : Căn cứ vào những tư liệu đã thu thập được tại trường tiểu học ......, kết hợp với những hướng dẫn đã được tham khảo qua sách, tài liệu tham khảo,chúng tôi tiến hành phân tích và tổng hợp về yếu tố cơ bản và tìm ra những nguyên nhân cơ bản trong việc mắc lỗi, từ đó đề xuất một số biện pháp có tính khả thi trong việc sửa lỗi dùng từ, viết câu cho các em. Ngoài ra tôi còn sử dụng thêm một số phương pháp khác để phục vụ cho quá trình nghiên cứu đề tài. + Từ láy: Từ láy là từ gồm có một từ tố cơ sở và một từ tố thứ sinh tạo nên, trong đó từ tố thứ sinh được lặp lại một phần hoặc cả từ tố cơ sở. Về tiêu chí phân loại, từ láy gồm có 2 loại : từ láy hoàn toàn và từ láy bộ phận : Từ láy hoàn toàn là từ mà do từ tố thứ sinh lặp lại của từ tố cơ sở. Ví dụ: xanh xanh, vàng vàng, Từ láy bộ phận là từ gồm một bộ phận nào đó của từ tố thứ sinh lặp lại từ tố cơ sở. Từ láy bộ phận được chia làm 2 loại : láy âm đầu và láy vần. Láy âm đầu là từ trong đó có âm đầu của từ tố thứ sinh được lặp lại của từ tố cơ sở. Ví dụ: gọn gàng, dễ dãi, xấu xí, khập khểnh, Láy vần là từ trong đó có vần của từ tố thứ sinh được lặp lại của từ tố cơ sở. Ví dụ: lúng túng, bối rối, b) Về câu tiếng Việt : - Khái niệm: Câu là phạm vi lớn nhất của những quan hệ ngữ pháp (quan hệ đẳng lập, quan hệ chính phụ, quan hệ chủ vị) chính danh, nói cách khác, tất cả các quan hệ ngữ pháp chỉ có được đầy đủ trong phạm vi của câu. Ví dụ : Ánh nắng toả xuống cánh đồng một màu vàng rực rỡ. - Đặc điểm nổi bật của câu : Câu có cái ấn tượng trọn vẹn mà người bản ngữ thể nghiệm. Nhận định này được xuất phát từ cơ sở câu biểu hiện trọn vẹn một mệnh đề (một nhận định), biên giới của câu cũng là biên giới của mọi quan hệ ngữ pháp. Nói cách khác nó có tính độc lập về ngữ pháp và có thể dùng một mình. Tính độc lập là hệ quả của tính trọn vẹn và cũng là nguyên do của ấn tượng trọn vẹn. Câu có tính độc lập về ngữ pháp. Tính độc lập về ngữ pháp được thể hiện ở khả năng mang nội dung thông báo, khả năng độc lập tạo đoạn tối giản. Nếu ở giai đoạn của chủ nghĩa cấu trúc luận, ngữ học tập trung sự chú ý với cấu trúc hình thức của câu thì hiện nay, ngữ học hiện đại đã rẽ sang một bước ngoặt quan trọng : câu không chỉ được xem xét dưới bình diện cấu trúc hình thức thuần tuý mà câu còn được xem xét, được khảo sát về các phương diện ngữ nghĩa, phương diện sử dụng. - Các hình thức phân loại câu : có hai hình thức phân loại câu : phân loại câu theo cấu trúc cú pháp và phân loại câu theo hình thức phát ngôn. + Phân loại câu theo cấu trúc cú pháp gồm có câu đơn, câu phức, câu ghép. Câu đơn là câu có một nòng cốt câu và không chứa hơn một kết cấu chủ - vị. Ví dụ : Học sinh toàn trường đang lao động. Câu phức là câu có hai hoặc nhiều cụm chủ - vị trở lên bao chứa nhau tạo thành. Trong đó cụm cụm chủ – vị nhỏ nằm trong cụm chủ vị lớn. Ví dụ : Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. Câu ghép là câu do 2 hoặc nhiều cụm chủ-vị không bao chưa nhau tạo thành. Mỗi cụm chủ – vị này được gọi là một vế câu Ví dụ : Sáng nay, thầy tổng phụ trách thông báo kết quả thi đua, lớp em đã đạt giải nhất toàn trường + Phân loại câu theo mục đích phát ngôn gồm có 4 kiểu câu : câu trần thuật, câu cầu khiến, câu nghi vấn (câu hỏi) và câu cảm thán. Cây phượng trường em rất to. Mỗi khi ra chơi, chúng em thường trò chuyênj dưới gốc cây. Trông lên thấy tân cây cao vòi vọi Đúng ra muốn tả độ cao học sinh phải dùng từ : vời vợi, chót vót hoặc khá cao, rất cao, nhưng dùng từ vòi vọi là sai ngữ pháp. - Dùng từ không đúng phong cách: Bên cạnh những từ được dùng trong nhiều kiểu văn bản thuộc các phong cách khác nhau, có một số từ chuyên được sử dụng trong một số kiểu văn bản thuộc một phong cách chức năng nhất định. Có một số từ mang đậm sắc thái biểu cảm như những từ tình thái hoặc những từ cùng một lúc có thể hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau không thích hợp với văn bản khoa học. Chính vì thế một số học sinh khi sử dụng các từ ngữ thường thường sử dụng nhầm lẫn từ ngữ giữa thể loại văn bản khoa học với từ ngữ trong sinh hoạt. Nguyên nhân chính của việc mắc lỗi dùng từ không đúng phong cách trong làm tập làm văn của học sinh lớp 5 là do các em có vốn từ còn nghèo nàn, ít tham khảo tài liệu, sách báo dẫn đến chưa biết phân biệt giữa những từ dùng về khoa học với những từ dùng về chính luận hay những từ dùng thể hiện biểu cảm. Trường hợp này thì nhiều em mắc lỗi. Ví dụ : khi miêu tả cảnh đồng quê, học sinh đã biểu đạt như sau: Cảnh đồng quê hiên ra trước mắt thật là đẹp. Những tia nắng ấm áp, trong lành làm cho cảnh vật thêm tươi sáng. Nếu như không có ánh nắng ấy chắc cảnh vật nơi đây sẽ chết ngay tức khắc. b) Lỗi viết câu: - Lỗi về cấu tạo: Trong quá trình sử dụng câu, việc gặp lỗi thường xẩy ra nhất là học sinh tiểu học, bơiû nhiều khi các em chưa nắm vững cấu trúc chung về ngữ pháp của câu. Đặc biệt là sử dụng câu thiếu thành phần chủ ngữ, thiếu thành phần vị ngữ, thiếu cả hai hoặc thừa các thành phần đó. Nguyên nhân của việc viết câu sai thì có nhiều nguyên nhân. Nhưng nguyên nhân chính là do các em chưa chịu khó ôn luyện ở nhà, thiếu sự chăm sóc hỗ trợ từ phía gia đình, đến lớp làm bài còn ẩu, thiếu suy nghĩ, bên cạnh đó một số em đồng bào dân tộc thiểu số thì vốn từ nghèo nàn, hiểu tiếng Việt chưa thành thạo dẫn đến gặp lỗi khi viết tập làm văn. Ví dụ : + Sử dụng câu thiếu chủ ngữ là lỗi khi trình bày câu mà không có thành phần chính thứ nhất. Chẳng hạn: Như một người bạn thân thiết với em. Đó chính là quyển sách truyện mà em thường mang theo. + Sử dụng câu thiếu vị ngữ, đây cũng là một trong những trường hợp sử dụng câu thiếu thành phần chính thứ hai. Chẳng hạn: Mỗi buổi sáng, chú gà trống nhà em. Chú cất tiếng gáy vang cả một vùng. + Sử dụng câu thiếu cả hai thành phần chính : đây là những lỗi ít xảy ra trong trình bày câu hoặc đoạn văn của học sinh tiểu học. Tuy nhiên vẫn có một số em thường mắc phải. Trường hợp này chủ yếu là học sinh đồng bào dân tộc thiểu số. Chẳng hạn: Trên cánh đồng. Aùnh nắng toả xuống cả một màu vàng rực rỡ. Trường hợp này học sinh dễ nhầm lẫn giữa thành phần trạng ngữ với các thành phần chính của câu dẫn đến khi trình bày câu lại thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ. (Giờ ra chơi thật là thú vị, hình ảnh các bạn đùa vui trên sân luôn làm cho em cảm thấy rạo rực và phấn khởi) và sai về logic cụm từ (Em hứa sẽ không quên được). Đúng ra phải dùng kết cấu như sau : Giờ ra chơi thật là thú vị. Hình ảnh các bạn đùa vui trên sân luôn đọng lại trong ký ức của em. Những kỷ niệm đó không bao giờ em quên được. - Lỗi phong cách : khi diễn đạt một ý nào đó, học sinh thường sử dụng các kiểu miêu tả có phong cách khác nhau mà dùng chung trong một ý. Các em thường lấy phong cách của kiểu miêu tả này diễn đạt cho phong cách của kiểu miêu tả kia, Ví dụ : Cái cặp là một người bạn thân nhất của em. Nó luôn được em mang theo bên mình và được chăm sóc cẩn thận. Em yêu cái cặp vô cùng và em hứa sẽ giữ gìn nó ngày một đẹp hơn. Đây là một trong những trường hợp mà học sinh phạm lỗi khá nhiều. Vì không nắm được phong cách miêu tả nên học sinh lẫn lộn giữa phong cách của kiểu miêu tả này diễn đạt cho phong cách của kiểu miêu tả kia. Như ở ví dụ trên, khi tả cái cặp thì không thể giống như tả cây cối, do đó học sinh dùng từ “Chăm sóc cẩn thận”, “giữ gìn nó ngày một đẹp hơn” đối với tả cái cặp là không hợp lý, mà những từ này chỉ phù hợp với miêu tả cây cối. 2/ Khảo sát thực trạng lỗi dùng từ, viết câu của học sinh lớp 5 2.1 Vài nét về trường tiểu học ...... Trường tiểu học ...... là một trường đã được thành lập khá lâu. Trường được đóng trên địa bàn trung tâm xã ......, với hơn 1000 học sinh, trong đó chiếm hơn 80% là con em đồng bào dân tộc thiểu số như Tày, Nùng, Thái, Ê đê. Về cơ sở vật chất tuy chưa thật đầy đủ nhưng trường đã xây dựng được một hệ thống phòng học cơ bản gồm 30 phòng học (trong đó có 08 phòng kiên cố và 22 phòng bán kiến cố) tạo điều kiện thuận lợi cho các em đến lớp. Tuy vậy với điều kiện thực tế qua khảo sát cho thấy các em chủ yếu là con em gia đình làm nông nghiệp nên rất vất vả, thường xuyên phải đi rẫy để giúp đỡ gia đình, việc quan tâm chăm sóc con cái học tập của cha mẹ học sinh còn chưa sâu sát, chủ yếu là giao phó cho thầy, cô. Bên cạnh đó, việc học Tiếng Việt là một khó khăn đối với các em. Chính vì vậy học sinh mắc lỗi dùng từ, viết câu trong bài tập làm văn còn chiếm tỷ lệ khá cao. Đặc biệt là học sinh dân tộc thiểu số tham gia học tập như Êđê, Thái Tày, Nùng,..Với đặc thù ấy nên học sinh ở đây còn mắc lỗi nhiều trong bài viết Tập làm văn. Trong đó lỗi chính tả và lỗi dùng từ, viết câu là hay gặp nhất. * Khảo sát thực tế tại trường tiểu học ...... để tìm hiểu lỗi của học sinh khi thực hiện bài văn : Sau khi nghiên cứu tài liệu, nắm bắt các yêu cầu của nội dung đề tài, tôi đã tiến hành khảo sát thực tế tại trường tiểu học ...... để nắm bắt chất lượng học tập của các em cũng như việc mắc lỗi dùng từ, viết câu trong bài tập làm văn. Từ lý thuyết của vấn đề nghiên cứu tôi đã tiến hành khảo sát các em học sinh lớp 5A ( Tổng số 32 em, do cô giáo Nông Thị Hoài chủ nhiệm) của trường tiểu học ...... bằng hình thức kiểm tra vở tập làm văn của các em trong 3 tuần học :
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_khac_phuc_loi_dung_tu_viet_cau_qua_pha.docx