Sáng kiến kinh nghiệm Học tốt môn Tập làm văn cho học sinh Lớp 5 thông qua sơ đồ tư duy

doc 24 trang thanh 11/12/2023 4082
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Học tốt môn Tập làm văn cho học sinh Lớp 5 thông qua sơ đồ tư duy", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Học tốt môn Tập làm văn cho học sinh Lớp 5 thông qua sơ đồ tư duy

Sáng kiến kinh nghiệm Học tốt môn Tập làm văn cho học sinh Lớp 5 thông qua sơ đồ tư duy
 1
 MỤC LỤC
TT Nội dung Trang
 1 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1
 2 1.Lý do chọn sáng kiến kinh nghiệm 1
 3 2. Mục đích nghiên cứu. 2
 4 3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu 2
 5 4.Phương pháp nghiên cứu. 2
 6 PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 2
 7 1. Cơ sở lí luận. 2
 8 1.1 Khái niệm về sơ đồ tư duy 2
 9 1.2 Đôi nét về thể loại văn miêu tả trong chương trình lớp 5 3
 10 2.Thực trạng 4
 11 2.1 Đối với giáo viên 4
 12 2.2 Đối với học sinh 4
 13 2.3. Nguyên nhân 5
 14 3. Một số biện pháp đã thực hiện. 5
 15 Biện pháp 1: Giúp học sinh hiểu rõ đặc điểm của văn miêu tả 5
 16 Biện pháp 2: Tổ chức, hướng dẫn học sinh quan sát đối 
 tượng miêu tả:
 17 Biện pháp 3 : Hướng dẫn lập dàn ý bài văn miêu tả bằng sơ 6
 đồ tư duy
 18 4. Hiệu quả của đề tài 13
 19 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 14
 20 1.Kết luận 14
 21 2. Khuyến nghị 14
 22 Tài liệu tham khảo
 23 Phụ Lục
 DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
 STT Chữ viết tắt Nội dung
 1 HS Học sinh
 2 SGK Sách giáo khoa
 3 SĐTD Sơ đồ tư duy
 4 VD Ví dụ cho học sinh lớp 5 thông qua sơ đồ tư duy” để làm chuyên đề dạy học cho năm 
học 2022 – 2023.
 2. Mục đích nghiên cứu
 - Chỉ ra cách sử dụng Sơ đồ tư duy, vận dụng Sơ đồ tư duy vào việc lập dàn 
ý trong dạy học văn miêu tả lớp 5. 
 - Đề xuất cách ứng dụng Sơ đồ tư duy vào việc lập dàn ý trong dạy học văn 
miêu tả lớp 5, nhằm nâng cao hiệu quả dạy học văn miêu tả lớp 5 nói riêng và Tập 
làm văn nói chung. 
 3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
 - Phạm vi: Được áp dụng trong các giờ dạy tại lớp học (Lớp 5G, Trường TH – 
Vật Lại ) vào năm học 2022 – 2023.
 - Đối tượng: 
 + Thực trạng của việc dạy học lập dàn ý văn miêu tả lớp 5.
 + Cách ứng dụng Sơ đồ tư duy vào việc lập dàn ý trong dạy học văn miêu tả 
lớp 5, nhằm nâng cao hiệu quả dạy học văn miêu tả lớp 5 nói riêng và Tập làm văn 
nói chung. 
 4. Phương pháp nghiên cứu
 - Phương pháp nghiên cứu lí luận. 
 - Phương pháp điều tra, phỏng vấn, quan sát.
 - Phương pháp so sánh. 
 - Phương pháp thực nghiệm. một Sơ đồ tư duy, từ khâu xác định chủ đề chính, sau đó mở rộng, triển khai mạng 
lưới ý tưởng đến diễn đạt thành lời. Quá trình này cũng chú trọng đến yêu cầu về 
tính mạch lạc, logic và mang dấu ấn cá nhân. 
 Căn cứ sau cùng có thể đề cập đến là yếu tố tâm lí của học sinh tiểu học với 
đặc điểm tư duy mang đậm màu sắc xúc cảm và trực quan cụ thể, tuy có chuyển 
dần từ tính cụ thể sang trừu tượng khái quát nhưng còn ở mức độ sơ đẳng. Vì thế, 
sơ đồ tư duy với ưu thế về cách thể hiện trực quan sẽ giúp học sinh dễ nắm bắt nội 
dung trọng tâm, tạo cho học sinh sự hứng thú nên sẽ là điều kiện mở ra những liên 
tưởng, tưởng tượng sáng tạo về đối tượng miêu tả. 
 1.2 Đôi nét về thể loại Văn miêu tả trong Chương trình Tiếng Việt lớp 
5.
 Thể loại Văn miêu tả trong chương trình Tiếng Việt lớp 5 bao gồm 27 tiết 
dành cho việc rèn luyện kĩ năng viết văn miêu tả ở hai thể loại tả cảnh và tả người. 
Trong hai thể loại này, đối tượng miêu tả phong phú, sinh động nhưng rất gần gũi 
với đời sống hằng ngày của các em, chẳng hạn: tả một buổi trong ngày, tả một hiện 
tượng tự nhiên, tả trường học, tả cảnh địa phương em; hay tả thầy, cô giáo, người 
thân,... Thông qua các bài học, học sinh được trang bị những kiến thức và kĩ năng 
cần thiết để viết được một bài văn tả cảnh, bao gồm: cấu trúc của bài văn tả cảnh; 
kĩ năng quan sát, lập dàn ý; viết đoạn văn trong bài văn miêu tả, liên kết đoạn văn 
và hoàn chỉnh bài văn. 
 2. THỰC TRẠNG
 2.1. Đối với giáo viên:
 Việc sử dụng phương pháp và hình thức tổ chức dạy học mới áp dụng phương 
pháp dạy học tích cực, tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm, dạy học nêu vấn đề, 
trò chơi học tập,.. nhiều lúc chưa hài hoà, thiếu sáng tạo nên tiết học nhiều khi 
chưa sinh động, hiệu quả giáo dục chưa đạt được như mong muốn. 
 Một thực trạng khác cũng phải kể đến đó là tâm lí ngại dạy Tiếng Việt 
nói chung và Tập làm văn nói riêng của giáo viên nên học sinh chưa thấy được cái 
hay, cái đẹp mà phân môn đem lại. 
 Các tiết tập làm văn “khởi động” chuẩn bị cho tiết viết văn đó là tiết lập dàn ý 
cho bài văn thường bị xem nhẹ vì giáo viên, học sinh luôn có suy nghĩ đối tượng 
các em sẽ viết, sẽ tả sắp tới là đối tượng gần gũi, đơn giản, không cần chuẩn bị, 
chú ý nhiều cũng viết được.
 2.2. Đối với học sinh:
 - Các em chưa hiểu rõ đặc điểm cơ bản của văn miêu tả, chưa phân biệt được 
sự khác biệt giữa văn bản miêu tả với các kiểu bài văn khác.
 - Khả năng quan sát và lựa chọn hình ảnh để quan sát và miêu tả chưa tinh tế. vậy, văn miêu tả là thể loại văn dùng lời nói, chữ viết có hình ảnh và cảm xúc làm 
cho người đọc, người nghe hình dung một cách rõ nét về người, vật, cảnh vật sự 
việc như vốn có trong đời sống. Một bài văn miêu tả hay không phải thể hiện chính 
xác, rõ nét, sinh động đối tượng miêu tả mà còn thể hiện trí tưởng tượng, cảm xúc 
và đánh giá của người viết đối với đối tượng miêu tả.
1.2 Đặc điểm văn miêu tả:
 - Văn miêu tả là thể loại sáng tác: văn miêu tả không phải là sự sao chép, chụp 
lại những sự vật, sự việc, con người một cách máy móc mà là kết quả của sự nhận 
xét, tưởng tượng, đánh giá hết sức phong phú. Đó là miêu tả thể hiện sự mới mẻ, 
riêng biệt của người viết.
 - Tính chân thật trong văn miêu tả: văn miêu tả không hạn chế sự tưởng tượng, 
không ngăn cản cái mới mẻ của người viết. Nhưng như vậy, không có nghĩa văn 
miêu tả cho phép người viết bịa một cách tùy tiện, muốn nói sao thì nói, viết sao 
thì viết. Khi miêu tả cái mới, cái riêng phải gắn chặt với cái chân thực. Thấy đúng 
như thế nào thì tả như thế ấy.
 - Ngôn ngữ văn miêu tả giàu cảm xúc và hình ảnh: ngôn ngữ trong văn miêu tả 
phong phú, đa dạng. Và người viết còn đan xen giai điệu phụ trợ như: tường thuật, 
kể chuyện ...
 * Yêu cầu chung của một bài Tập làm văn miêu tả:
 - Trình bày bài viết theo đúng dàn ý văn miêu tả. 
 - Nêu được hình ảnh bao quát và đặc điểm nổi bật của đối tượng được miêu tả.
 - Nêu được hoạt động, sắc thái tình cảm của đối tượng được tả.
 - Nêu được nhận xét, tình cảm của học sinh đối với đối tượng đang được miêu 
tả.
 - Liên hệ được thực tế, bài học, tầm quan trọng, ích lợi của đối tượng được 
miêu tả trong đời sống con người.
 - Sử dụng từ ngữ, hình ảnh chuẩn xác (có so sánh, nhân hóa...). 
 - Viết câu văn đúng, gãy gọn. mạch lạc, súc tích.
 - Viết đúng chính tả, ngắt câu và sử dụng dấu câu đúng.
 - Trình bày bài viết sạch đẹp, đúng quy định.
3.2 Biện pháp 2: Tổ chức, hướng dẫn học sinh quan sát đối tượng miêu tả:
 Dạy cho học sinh kĩ năng quan sát là yêu cầu quan trọng khi viết văn miêu 
tả. Muốn quan sát tốt học sinh phải nắm được phương pháp quan sát. Quan sát để 
làm Tập làm văn và quan sát để hiểu về khoa học có hai mục đích khác nhau. Mục 
đích quan sát khoa học là để tìm ra công dụng, cấu tạo, đặc điểm, tính chất của sự 
vật hiện tượng. Mục đích quan sát văn học là để tìm được hình dạng, màu sắc, âm hương bưởi, béo cái béo của trứng gà, ngọt cái vị của mật ong già hạn. Hương vị 
quyến rũ đến kì lạ” (Mai Văn Tạo). 
 Đối với học sinh lớp 4 miêu tả có hiệu quả cao thì trong quá trình giảng dạy 
bản thân tôi đã tổ chức cho các em quan sát bằng các câu hỏi gợi ý, như:
 Khi nắm lấy quai xách em cảm thấy như thế nào?
 Khi sờ thân cây bàng em có cảm giác như thế nào?
 Tóm lại muốn tái hiện các sự vật, hiện tượng, cách quan sát tốt nhất là phải 
dùng nhiều giác quan thì tài năng văn mới phong phú, muôn hình muôn vẻ.
 1.2 Lựa chọn trình tự quan sát :
 Tôi hướng dẫn học sinh lựa chọn trình tự quan sát thích hợp, cụ thể:
 *Trình tự không gian : Thường quan sát bao quát đến quan sát chi tiết từng 
bộ phận, quan sát từ trái sang phải hay từ trên xuống dưới, hay từ ngoài vào trong, 
nhìn từ xa lại gần....và ngược lại,... 
 Ví dụ : Khi tả cái cặp: Tôi luôn hướng dẫn học sinh quan sát đặc điểm chung 
của cái cặp rồi quan sát các bộ phận từ ngoài vào trong, cái cặp có màu gì, hình 
gì. Nó có mấy ngăn. Các ngăn đó em đựng như thế nào?....
 * Trình tự thời gian : Miêu tả theo trình tự thời gian ngoài việc tạo cho bài 
văn logic mà còn lột tả được đặc điểm của sự vật. 
 Chúng ta cùng nhìn lại cách “Tả lá bàng” của Hoàng Phú Ngọc Tường viết: 
“Mùa xuân, lá bàng mới nảy trông như những ngọn lửa xanh. Sang hè, lá lên thật 
dày, ánh sáng xuyên qua chỉ còn là màu ngọc bích. Khi lá bàng ngả sang màu lục 
ấy là mùa thu. Sang đến những ngày cuối đông, mùa của lá rụng, nó lại có vẻ đẹp 
riêng. Những lá bàng mùa đông đỏ như đồng ấy, tôi có thể nhìn cả ngày không 
chán.”. 
 3.2 Biện pháp 3: Hướng dẫn lập dàn ý bài văn miêu tả bằng sơ đồ tư duy
 * Để viết được một bài văn miêu tả hoàn chỉnh, học sinh cần có rất nhiều 
kĩ năng: 
 Xác định đúng yêu cầu của đề bài; quan sát, tìm ý miêu tả; lập dàn ý; viết 
đoạn văn, viết bài, trình bày ý định miêu tả; chỉnh sửa hoàn thiện bài viết, ... Trong 
các kĩ năng trên, lập dàn ý là khâu vô cùng quan trọng và không dễ đối với học 
sinh. Sơ đồ tư duy được xem là một phương tiện trực quan đơn giản có ưu điểm 
trong việc giúp sản sinh, hình dung cũng như cấu trúc và phân loại các ý tưởng. 
Việc dạy học sinh ứng dụng Sơ đồ tư duy vào lập dàn ý cho bài văn miêu tả được 
thực hiện qua các bước sau:
 * Hướng dẫn học sinh vẽ Sơ đồ tư duy trong văn miêu tả
 - Trước khi giúp học sinh vẽ Sơ đồ tư duy vận dụng vào việc lập dàn ý cho 
bài văn miêu tả nhất thiết giáo viên phải giúp học sinh hiểu về Sơ đồ tư duy, biết hiện sự liên kết giữa các ý khác bậc và cùng bậc; màu sắc còn có thể dùng thể hiện 
cảm xúc, đặc trưng của đối tượng miêu tả.
 - Để kích thích những liên tưởng thú vị, giáo viên có thể xây dựng hệ thống 
câu hỏi nhằm khắc phục rào cản tư duy. 
 * Sử dụng sơ đồ tư duy trong từng kiểu bài:
 + Kiểu bài tả cảnh:
 Tiết 1: Học sinh nhận biết cấu tạo của bài văn miêu tả và bước đầu làm 
quen với SĐTD.
 Bài minh họa. Cấu tạo của bài văn tả cảnh
 (Tiếng Việt 5, tập 1, trang 12)
 Mục tiêu: HS hiểu được dàn ý của bài văn tả cảnh gồm 3 phần:
 * Mở bài (Giới thiệu bao quát cảnh sẽ tả.)
 * Thân bài (Tả từng phần của cảnh hoặc sự thay đổi của cảnh theo thời gian), 
 * Kết bài (Nêu nhận xét hoặc cảm nghĩ của người viết.)
 Cách tiến hành: Dùng sơ đồ tư duy khái quát kiến thức về cấu tạo bài văn tả 
cảnh.
 Bước 1: Hình thành kiến thức
 Giáo viên cho học sinh phân tích hai ngữ liệu mẫu:
 Hoạt động nhóm đôi: Bài “Hoàng hôn trên sông Hương” (Theo Hoàng Phủ 
 Ngọc Tường) để rút ra được cấu tạo 3 phần của bài văn tả cảnh, chức năng của 
 từng phần và trình tự miêu tả cảnh theo thời gian;
 Hoạt động cá nhân: Đọc lại bài Tập đọc “Quang cảnh làng mạc ngày mùa” 
 (Theo Tô Hoài) củng cố cấu tạo 3 phần của bài văn tả cảnh, chức năng của từng 
 phần và trình tự miêu tả theo không gian.
 Bước 2: Giáo viên hướng dẫn học sinh rút ra được cấu trúc của bài văn tả 
 cảnh và thể hiện kiến thức bằng sơ đồ tư duy.
 Chuẩn bị:
 - Dụng cụ: giấy trắng A4, bút màu.
 Tiến hành:
 - Phương hướng: Xác định chủ đề chính của sơ đồ là “Cấu tạo bài văn tả cảnh”.
 Học sinh tiến hành làm việc theo nhóm 6:
 - Học sinh lập sơ đồ tư duy với câu hỏi gợi ý của giáo viên:
 - Bài văn tả cảnh được cấu tạo bởi những phần nào? (Bậc 1)
 - Trong từng phần, các em nên trình bày những nội dung gì? (Bậc 2)
 - Trong từng nội dung, các em có thể triển khai ý chi tiết nào? (học sinh căn 
 cứ vào hai ngữ liệu mẫu đã tiếp xúc để triển khai bậc này) (Bậc 3).
 - Giáo viên lưu ý các em về màu sắc, tính phân bậc của sơ đồ, dùng mũi tên chỉ 
 sự gắn kết ý này với ý kia, hoặc đánh số thứ tự, vẽ các đường bao quát gom ý.

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_hoc_tot_mon_tap_lam_van_cho_hoc_sinh_l.doc