Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục đức cho học sinh Lớp 5 thông qua bài đạo đức “Tình bạn”

doc 15 trang thanh 03/02/2024 1170
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục đức cho học sinh Lớp 5 thông qua bài đạo đức “Tình bạn”", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục đức cho học sinh Lớp 5 thông qua bài đạo đức “Tình bạn”

Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục đức cho học sinh Lớp 5 thông qua bài đạo đức “Tình bạn”
 PHẦN THỨ NHẤT: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
 1. Lí do chọn đề tài:
 - Đạo đức là một mặt quan trọng của nhân cách, là “cái gốc” của con 
người, là nền tảng cơ bản để mỗi người có được mối quan hệ đúng mực với mọi 
người xung quanh, với thiên nhiên, với môi trườngBác Hồ đã dạy “ Có tài mà 
không có đức thì thành người vô dụng”. Việc giáo dục đạo đức phải được thực 
hiện ngay từ khi còn bé thơ để làm hành trang để mọi người bước vào cuộc sống. 
Bác hồ còn dạy “Hiền dữ phải đâu là tính sẵn, phần nhiều do giáo dục mà nên”. Vì 
vậy, giáo dục đạo đức cho học sinh là vấn đề vô cùng quan trọng trong nhà trường, 
nhất là trường Tiểu học. 
 - Trong chương trình tiểu học, Đạo đức là một môn học chính thức cũng 
như môn học khác: Toán, Tiếng Việt, TNXH, .Môn đạo đức có nhiệm vụ tạo 
dựng cơ sở ban đầu, giúp hs xây dựng ý thức đạo đức, bồi dưỡng tình cảm, hình 
thành những chuẩn mực hành vi phù hợp với các quan hệ: bản thân, gia đình, nhà 
trường, cộng đồng xã hội và môi trường tự nhiên.
 - Trong xu thế toàn cầu hoá hiện nay, các luồng văn hoá cả tốt và xấu đan 
xen, lẫn lộn làm cho một bộ phận học sinh của chúng ta đã nhiễm phải một số lối 
sống sai trái nhất là trong cách đối xử với bạn bè. Chúng ta thật đau lòng khi xem 
những cảnh một số vụ học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông 
đánh nhau đã được một số học sinh đưa lên mạng và thật đau lòng hơn còn có 
nhiều vụ đánh hội đồng, rồi đánh nhau, bạn bè vây quanh xem nhưng không một 
em nào vào can bạn ra. Như vậy, tình trạng học sinh đối xử bạo lực với nhau đã 
đến lúc báo động, cả xã hội cần phải quan tâm, nhất là các nhà trường. Mặc dù tình 
trạng này chưa xuất hiện ở học sinh Tiểu học song chúng ta cũng cần nhìn nhận 
được nguy cơ để có biện pháp giáo dục học sinh có được một tình bạn trong sáng 
ngay từ khi còn nhỏ.
 - Trong vài năm nay, Bộ giáo dục và đào tạo đã phát động phong trào “Xây 
dựng trường học thân thiện học sinh tích cực” và đưa giáo dục kỹ năng sống lồng 
vào một số môn học trong chương trình Tiểu học nhằm giáo dục học sinh một cách 
toàn diện, trong đó môn học đạo đức là môn học có vai trò vô cùng quan trọng 
trong giáo dục đạo đức cho học sinh. Nhận thức được tầm quan trọng của môn học, 
tôi đã nghiên cứu kĩ chương trình đạo đức lớp 5- lớp tôi đang trược tiếp giảng dạy- 
đây là lớp cuối cấp, chuẩn bị cho học sinh bước vào cấp học trung học cơ sở và 
 1 PHẦN THỨ HAI: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
 1- Thực trạng việc giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua các bài học 
đạo đức.
 1.1- Cơ sở lí luận của đề tài:
 - Cơ sở tâm lí lứa tuổi: HS Tiểu học có những hành vi và thói quen hành vi 
được hình thành chủ yếu dựa trên sự bắt chước, vốn sống còn nghèo nàn, khả năng 
thích ứng với các hoạt động giáo dục được tổ chức một cách chặt chẽ còn rất hạn 
chế, năng lực nhận thức còn thấp. Vì vậy trong quá trình giáo dục Tiểu học đặc 
biệt là giáo dục đạo đức, cần tăng cường thực hành, vận dụng để học sinh tự mình 
giải quyết các tình huống, hành vi đạo đức, từ đó tăng vốn sống, tăng khả năng 
nhận thức cho học sinh.
 - Cơ sở khoa học: Giáo dục đạo đức cho HS là một nhiệm vụ quan trọng 
của nhà trường nói chung và của nhà trường Tiểu học nói riêng nhằm xây dựng ý 
thức đạo đức ( tri thức đạo đức và niềm tin đạo đức), bồi dưỡng tình cảm đạo đức 
và hình thành những hành vi thói quen đạo đức cho học sinh. Trên cơ đó hình 
thành cho các em những phẩm chất đạo đức nhằm giáo dục toàn diện học sinh. 
Việc giáo dục đạo đức cho HS được tiến bằng nhiều con đường:
 + Con đường dạy học các môn học như : Tiếng Việt, Khoa học, Lịch sử- 
địa lí, Âm nhạc,... Trong đó đặc biệt là môn Đạo đức vì nó có khả năng giáo dục 
đạo đức cho học sinh một cách trực tiếp và có hệ thống( Ví dụ : môn Đạo đức lớp 
5 - bài 5: “ Tình bạn” qua bài này học sinh sẽ hiểu ý nghĩa của tình bạn đối với mỗi 
con người trong cuộc sống, cần làm gì để giữ gìn cho tình bạn luôn đẹp đẽ và trong 
sáng, học sinh sẽ được thực hành giải quyết các tình huống liên quan đến tình bạn. 
Từ đó, mỗi học sinh tự soi lại mình và dần có thái độ thương yêu, đoàn kết với bạn 
bè, có những hành động, đối xử phù hợp với bạn bè.
 + Con đường hoạt động : các hoạt động ngoài giờ lên lớp như các tiết hoạt 
động tập thể,chào cờ, buổi sinh hoạt.là điều kiện, là cơ hội để học sinh thực hành 
các chuẩn mực hành vi đạo đức đã học.
 Như vậy, dạy học môn Đạo đức không phải toàn bộ công tác giáo dục 
đạo đức ở Tiểu học mà chỉ là một con đường, nhưng là một con đường quan trọng 
để giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu học.
 Với mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, 
có đạo đức, tri thức,sức khoẻ, thẩm mĩ về nghề nghiệp, trưởng thành với lí tưởng 
độc lập dân tộc và xã hội chủ nghĩa; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất 
 3 1.2-.Tình hình thực trạng đạo đức học sinh và giáo dục đạo đức học sinh 
trong trường Tiểu học QL:
 - Học sinh Tiểu học nói chung và học sinh lớp 5A tôi chủ nhiệm năm 
học 2011-2012 nói riêng quan niệm về tình bạn rất đơn giản, đa số học sinh 
ngoan, biết thương yêu bạn bè, không ghét bạn, không trêu chọc bạn, không bắt nạt 
bạn. Bên cạnh đó vẫn còn một số học sinh chưa biết thương yêu, đoàn kết với bạn 
bè, chưa giúp đỡ bạn, hay trêu chọc bạn, hay phá các trò chơi của bạn, hay cậy 
mình khoẻ hơn để bắt nạt bạn, có một số học sinh nam còn hay giật tóc, ném đồ 
đạc, sách vở, lấy sách vở, bút của bạn và còn doạ bạn không cho bạn được mách 
thầy cô. Đặc biệt đầu năm học còn có học sinh Lê Đình Suốt còn kết giao với một 
vài học sinh trung học cơ sở hư hoặc đã bỏ học để bắt nạt, doạ bạn cùng lớp và đã 
cùng bạn xấu làm một số việc như bắt trộm gà, chơi điện tử Tuy nhiên, các bạn 
cùng lớp lại không dám thưa với cô giáo, chưa tích cực giúp đỡ bạn khi bạn bị rủ 
rê làm việc xấu.
 Kết quả thăm dò ý kiến của học sinh trong lớp đầu năm học như sau:
 * 20HS/30HS cho rằng chúng em có quyền chọn cho mình một số bạn để 
chơi cùng.
 * 15HS/ 30HS biết thể hiện tình đoàn kết, vui chơi hoà thuận cùng bạn.
 *10HS/30HS có quan tâm đến bạn xem bạn có nỗi buồn gì thì chia sẻ, động 
viên bạn.
 *5HS/30HS dám can ngăn bạn khi thấy bạn làm điều sai trái.
 * 10HS/30HS dám báo cáo cô giáo về việc làm sai tráicủa bạn trong lớp.
 Do một số lí do trên đã ảnh hưởng đến nề nếp và chất lượng học tập của 
lớp. Kết quả xếp loại hạnh kiểm hai tháng đầu năm của lớp tôi như sau.
 + Tháng 9: lớp xếp loại B (vì có em phá trò chơi của bạn lớp khác).
 + Tháng 10 : lớp xếp loại B (lí do có học sinh bắt nạt bạn, trêu bạn 
khuyết tật ở lớp bên cạnh).
 - Về việc giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua môn đạo đức của một số 
giáo viên chưa được quan tâm đúng mức, đặc biệt là dạy học sinh theo các tình 
huống trong bài mà chưa quan tâm đến phần thực hành, vận dụng của học sinh trên 
thực tế.
 *Nguyên nhân thực trạng:
 - Về học sinh: Số học sinh này, nhận thức về ý nghĩa của tình bạn còn hạn 
chế, chưa biết thương yêu bạn bè, còn có tính ích kỉ, học tập theo một số thói xấu, 
theo các băng đĩa có tính bạo lực nên hay thực hành theo.
 5 gia đình biết để gia đình kết hợp cùng giáo viên chủ nhiệm nhắc nhở, giáo dục học 
sinh kịp thời, không để học sinh hư quá đà.
 2.2- Lập thiết kế bài dạy, kết hợp các phương pháp và hình thức dạy 
học, một cách hợp lí, đúng mức trong giờ dạy đạo đức: Bài 5: Tình bạn
 Thiết kế bài dạy là kế hoạch tổ chức việc dạy và học của giáo viên và học 
sinh. Đây là chỗ dựa quan trọng để giáo viên tiến hành việc dạy. Cho nên, trước 
khi lên lớp, giáo viên cần tự soạn bài. Khi thiết kế bài dạy Đạo đức,cần căn cứ vào 
:Các mục tiêu dạy - học môn Đạo đức; tính chất của chuẩn mực hành vi đạo đức; 
trình độ khả năng, nhu cầu cuộc sống của học sinh; các yếu tố môi trường học tập 
xung quanh. Từ đó, lựa chọn kết hợp các phương pháp và hình thức tổ chức dạy - 
học phù hợp, góp phần giáo dục đạo đức cho học sinh.
 Với bài dạy Đạo đức lớp 5 :Bài 5: Tình bạn. 
 Cần thực hiện các bước sau:
 *Bước 1: Xác định mục tiêu bài dạy.
 Kiến thức : Giúp HS biết:
 - Ai cũng cần có bạn bè và trẻ em có quyền được tự do kết giao bạn bè.
 - Bạn bè cần phải đoàn kết, thân ái, giúp đỡ lẫn nhau, nhất là những khi khó 
khăn, hoạn nạn.
 - ý nghĩa của tình bạn.
 Thái độ : HS có thái độ cư xử tốt với bạn bè trong cuộc sống hằng ngày
 Hành vi : HS có hành vi cư xử phù hợp với bạn bè trong học tập cũng như 
trong vui chơi và khi tham gia các hoạt động khác.
 *Bước 2 : Chuẩn bị tài liệu, phương tiện cho bài dạy.
 Với bài đạo đức này giáo viên cần chuẩn bị như sau: 
 -Tranh phóng to cho truyện “Đôi bạn”
 - Bài hát “Lớp chúng ta đoàn kết” của nhạc sĩ Mộng Lân.
 - Một số đồ vật chuẩn bị cho đóng vai theo truyện “Đôi bạn”, đóng vai tình 
huống bài tập 1 và micrô..
 *Bước 3: Chọn mô hình phù hợp với bài dạy, với thực tế của lớp học gồm 
những hoạt động sau:
 Tiết 1:
 - Hoạt động 1: Thảo luận cả lớp dể giúp HS hiểu được ý nghĩa của tình bạn 
và quyền được kết giao bạn bè của trẻ em.
 - Hoạt động 2: Đóng vai theo truyện “Đôi bạn”. Tìm hiểu truyện “Đôi bạn”.
 7 Mục tiêu: HS hiểu được bạn bè cần phải đoàn kết, giúp đỡ nhau những lúc 
khó khăn, hoạn nạn.
 Cách tiến hành: 
 1. GV treo tranh và kể 1 lần chuyện “Đôi bạn”.
 2. GV tổ chức cho HS đóng vai theo nội dung truyện.
 3. GV cho HS thảo luận cặp đôi theo bàn 2 câu hỏi trong SGK tr17. Sau đó 
gọi HS trình bày, bổ sung.
 4. GV kết luận: Bạn bè cần phải biết thương yêu, đoàn kết, giúp đỡ nhau, 
nhất là những lúc khó khăn, hoạn nạn.
 Hoạt động 3: Làm bài tập 2-SGK(12 phút)
 Mục tiêu: HS biết cách ứng xử phù hợp trong các tình huống có liên quan 
đến bạn bè.
 Cách tiến hành: 
 1. GV gọi HS đọc yêu cầu của bài tập
 2. GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi với bạn cùng bàn để làm bài.
 3. GV gọi HS trình bày cách ứng xử trong mỗi tình huống và giải thích lí do. 
Cả lớp nhận xét, bổ sung.
 ( Sau từng tình huống, GV cho HS tự liên hệ VD: Em đã làm được như vậy 
đối với bạn bè trong các tình huống tương tự chưa? Hãy kể một trường hợp cụ thể? 
GV cho HS liên hệ: Khi em nhìn thấy một bạn đang bị các bạn khác đánh thì em sẽ 
làm gì?)
 4. GV nhận xét và kết luận về cách ứng xử phù hợp trong mỗi tình huống:
 Tình huống (a): Chúc mừng bạn.
 Tình huống (b): An ủi, động viên, giúp đỡ bạn.
 Tình huống (c): Bênh vực bạn hoặc nhờ người lớn bênh vực bạn.
 Tình huống (d): Khuyên ngăn bạn và nhờ bạn bè, thầy cô khuyên bạn 
không nên sa vào những việc làm không tốt.
 Tình huống (đ): Hiểu ý tốt của bạn, không tự ái, nhận khuyết điểm và sửa 
chữa khuyết điểm.
 Tình huống (e): Nhờ bạn bè, thầy cô giáo khuyên ngăn bạn để giúp bạn 
tỉnh ngộ.
 Hoạt động 4: Củng cố (5 phút).
 Mục tiêu: Giúp HS hiểu được các biểu hiện của tình bạn đẹp.
 Cách tiến hành: 
 1. GV nêu yêu cầu, gọi mỗi HS nêu một biểu hiện của tình bạn đẹp.
 9 - Tại sao khi khuyên bạn không được em lại đi mách thầy cô giáo? Làm như 
vậy em có sợ bạn giận và trả thù không?...
 - Em có nhận xét gì vè cách ứng xử trong khi đóng vai của các nhóm? Cách 
ứng xử nào là phù hợp( hoặc chưa phù hợp)? Vì sao?
 5. GV kết luận: Cần bảo vệ, giúp đỡ bạn khi bạn gặp khó khăn, khuyên ngăn, 
góp ý khi thấy bạn làm điều sai trái để giúp bạn tiến bộ. Như thế mới là người bạn 
tốt.
 Hoạt động 2: Tự liên hệ.(10phút)
 Mục tiêu: HS biết thực hành tự liên hệ về cách đối xử với bạn bè.
 Cách tiến hành: 
 1. GV yêu cầu HS tự liên hệ.
 2. HS làm việc cá nhân.
 3. HS trao đổi với bạn ngồi cùng bàn.
 4. GV yêu cầu một số HS trình bày trước lớp.
 5 : GV khen và kết luận: Tình bạn đẹp không phải tự nhiên mà có mà mỗi 
người chúng ta cần phải cố gắng vun đắp, giữ gìn.
 Hoạt động 3: Hát, kể chuyện, đọc thơ, đọc ca dao, tục ngữ về chủ đề Tình 
bạn( bài tập 3-sgk) (6 phút)
 Mục tiêu: Củng cố bài.
 Cách tiến hành:
 GV tổ chức cho HS tự xung phong trình bày theo sự chuẩn bị trước của các 
em
 GV giới thiệu thêm một số bài thơ, bài hát, câu chuyệnvề chủ đề Tình bạn 
để giới thiệu thêm cho HS.
 Hoạt động kết thúc: Dặn HS thực hành sau bài học (3phút)
 Mục tiêu: HS biết mình phải làm gì sau bài học này để xây dựng tình bạn 
đẹp.
 Cách tiến hành: 
 - GV chốt nội dung bài học, gọi HS đọc lại ghi nhớ ở tiết 1
 - Gọi HS đọc phần Thực hành
 - GV dặn HS làm tốt phần thực hành, cuối hành tuần sẽ báo cáo kết quả 
trong tiết sinh hoạt lớp.
 2.3- Quan sát hành vi của HS, động viên, khuyến khích kịp thời:
 11

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_giao_duc_duc_cho_hoc_sinh_lop_5_thong.doc