Sáng kiến kinh nghiệm Dạy tiết Tập làm văn trả bài cho học sinh Lớp 5
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Dạy tiết Tập làm văn trả bài cho học sinh Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Dạy tiết Tập làm văn trả bài cho học sinh Lớp 5
I. ĐẶT VẤN ĐỀ: 1. Cơ sở lí luận Phân môn Tập làm văn rèn cho học sinh các kĩ năng sinh sản ngôn bản. Nó có vị trí đặc biệt quan trọng trong dạy học tiếng mẹ đẻ bởi vì: - Thứ nhất, đây là phân môn sử dụng và hoàn thiện một cách tổng hợp các kiến thức và kĩ năng tiếng Việt mà các phân môn Tiếng Việt khác: Học vần, Tập Viết, Chính tả, Tập đọc, Luyện từ và câu đã hình thành. - Thứ hai, phân môn TLV rèn cho học sinh kĩ năng sinh sản ngôn ngữ, nhờ đó tiếng Việt không chỉ được xem xét từng phần, từng mặt qua từng phân môn mà trở thành một công cụ tổng hợp để giao tiếp. Như vậy, phân môn TLV đã thực hện mục tiêu cuối cùng, quan trọng nhất của dạy học tiếng mẹ đẻ là dạy HS sử dụng được tiếng Việt để giao tiếp, tư duy, học tập. Trong chương trình tiểu học mới,các bài làm văn gắn với chủ điểm của đơn vị học. Song song với các tiết làm văn luyện nói, luyện viết thì tiết Tập làm văn trả bài có một vị trí quan trọng vì: giờ trả bài có mục đích rèn cho học sinh kĩ năng kiểm tra, đánh giá, tự điều chỉnh bài viết. Đây là kĩ năng quan trọng trong hoạt động giao tiếp. Kĩ năng kĩ năng đối chiếu văn bản nói, viết của bản thân với mục đích giao tiếp và yêu cầu diễn đạt, sửa lỗi về nội dung và hình thức diễn đạt. Để có kĩ năng này , học sinh phải cần tập nhận xét văn bản nói hay viết của bạn, tự sửa chữa bài viết ở lớp, rút kinh nghiệm và tự chữa( hoặc viết lại) bài văn đã được GV chấm, luyện tập, hình thành kĩ năng và thói quen tự điều chỉnh, tự học tập dể luôn luôn tiến bộ.Đây chính là khâu cuối cùng để hoàn thiên kĩ năng làm văn của học sinh. 2. Cơ sở thực tiễn Trong sách giáo khoa và sách giáo viên phần phân môn tập làm văn, phương pháp nêu ra mới chỉ là chung chung, chưa cụ thể, chưa là vai trò chủ thể, chủ động nắm vững kiến thức của học sinh. Bên cạnh đó thực tế dạy học nhiều năm với những đối tượng khác nhau (lớp bốn, lớp năm). Tôi thấy chất lượng bài Tập làm văn của các em có nâng cao đôi chút, có một số tiến bộ đáng kể nhưng mới chỉ là ở một số ít. Thêm vào đó người dạy còn chung chung, nặng về thuyết trình, áp đặt học sinh. Giáo viên hiểu vấn đề chưa thực sự kĩ càng và thậm chí coi nhẹ giờ Tập làm văn, đặc biệt là giờ trả bài. Xuất phát từ ba lí do trên: - Về phía người soạn sách. 1 Một vài năm gần đây có xuất hiện một số cuốn sách in những bài văn hay, những bài văn mẫu ... và có đôi ba lời nhận xét ưu điểm và hạn chế. Song tiết trả bài vẫn chưa được quan tâm đúng mức, chưa có phương pháp hay. Đó chính là một trong những vấn đề bức xúc đối với người dạy và người học. 2) Qua thực tế dạy học: Tôi thấy chất lượng bài Tập làm văn của các em có nâng cao đôi chút, có một số tiến bộ đáng kể nhưng mới chỉ là số ít. Qua đó tôi thấy còn một số tồn tại. + Đa số học sinh sau khi đọc tham khảo các bài văn mẫu, các bài văn hay, các em cũng thấy hay song không chỉ ra được cái hay để học tập vận dụng. + Một số học sinh, các em còn phải phụ thuộc vào các bài văn mẫu của thầy, của sách, dựa vào các đoạn, các ý trong cuốn: " Để học tốt môn Văn - Tiếng Việt ", " Tập làm văn " hoặc " Các bài văn hay "... thậm chí có em còn sao chép và nắp ghép một cách gượng gạo, gò ép. + Các em viết câu, dùng từ diễn đạt yếu, chưa biết sắp xếp ý, không biết lựa chọn những chi tiết, những hình ảnh hay để rồi hiểu và sử dụng đúng, hợp lý, lôgic; tức là các em chưa biết biến những kiến thức đã tiếp thu trong bài, trong giờ học vào một bài viết cụ thể vào " sản phẩm " của mình. 3) Thêm vào đó người dạy còn chung chung, nặng nề về thuyết trình, áp đặt học sinh và chưa thực sự quan tâm đặc biệt là giờ trả bài. Thậm chí chưa nắm chắc yêu cầu về kiến thức, kỹ năng của tiết học theo chuẩn. Thực tế qua khảo sát các giờ trả bài Tập làm văn hầu như các giáo viên ít đầu tư thời gian ghi lại vào sổ tay văn học những từ hay, ý đẹp hay những lỗi sai của học sinh về mọi phương diện. Chính vì thế người giáo viên không sửa được cách viết văn hay và dùng từ chính xác cho học sinh. Học sinh trong giờ trả bài chỉ muốn biết điểm và coi như vậy là xong. Một số giáo viên dạy còn đơn giản hoá, soạn bài chung chung. Trong giờ trả bài hầu hết giáo viên chưa khai thác hết yêu cầu giờ trả bài. Có giờ nặng về nêu ưu điểm nên học sinh chưa nắm được hết cái sai của mình và lần sau lại mắc. Có giờ nặng về nêu khuyết điểm nhưng lại rất chung chung cho nên gây một không khí thiếu tích cực trong giờ học và quả nhiên giáo viên làm việc nhiều còn học sinh thì thụ động tiếp thu. Như vậy kết quả đạt được của giờ trả bài rất hạn chế. Vì thế nó cũng là một nguyên nhân không nhỏ khiến học sinh chưa thích học môn Tập làm văn. Để áp dụng vào bài Tập làm văn của học sinh các em cảm thấy lúng túng trước thực tế đúng sai của bài làm. 3 Đề bài: Em hãy tả ngôi trường thân yêu đã gắn bó với em trong nhiều năm qua. Kết quả: Giỏi Khá Trung bình Yếu Lớp Sĩ số SL % SL % SL % S.L % 5C 20 1 5 5 25 11 55 3 15 5D 25 1 4 7 28 13 52 4 16 Chất lượng khảo sát đầu năm của lớp 2 là tương đương nhau. Đặc biệt qua bài viết của các em tôi còn nhận thấy: *) Về nội dung bài Tập làm văn - 10- 15% học sinh viết văn có bố cục rõ ràng, bài viết cô đọng xúc tích. - 50% học sinh thực hiện được yêu cầu của đề nhưng diễn đạt ý còn chưa rõ ràng, lôgic. - 10% học sinh còn đôi chỗ dùng từ, đặt câu, liên kết câu, đoạn chưa đạt. Văn viết gò bó thiếu tự nhiên, ít sáng tạo. - 25% học sinh thì sao chép nguyên bản bài của bạn hoặc văn mẫu. Thậm chí có em bài viết còn khô khan, rời rạc, lủng củng, vay mượn. *) Về kĩ năng: - Trong bài văn của các em gần như cả bài nhiều em không có một dấu chấm câu. - Bài viết sai lỗi chính tả, đặc biệt là lỗi chính tả thông thường, bên cạnh những lỗi chính tả vốn có của địa phương 50%. - Diễn đạt vụng, luẩn quẩn, tối nghĩa do dùng từ viết sai, sai về nội dung do dùng từ tối nghĩa 25%. Sở dĩ chất lượng bài viết của các em chưa cao do những nguyên nhân sau: + Học sinh đọc sách ít, vốn kiến thức ít. + Không nắm chắc yêu cầu của đề bài ra. + Chưa thấy được hết cái đích cần đạt. + Chưa biết cách liên kết câu, ý, đoạn, bài. + Chưa ham học nên chưa chú trọng rèn luyện kỹ năng. + Do phương pháp dạy của giáo viên khiến học sinh thụ động tiếp thu, giáo viên chưa động viên được học sinh. +Do các tiết học (phân tích dàn bài, lập dàn ý, chia đoạn, viết đoạn) chưa ăn khớp với nhau, chưa có tính hệ thống chặt chẽ. 5 2.Không đúng yêu cầu của đề. 3- Chính tả, từ 4- Diễn đạt 5- Câu Cuối bảng giáo viên ghi rõ cần dứt điểm loại lỗi nào trong bài viết, kế tiếp việc này được nêu ở giờ trả bài phần củng cố, học sinh sẽ thấy được để ở giờ sau phấn đấu đạt kết quả tốt hơn. Như vậy việc làm từng bước ấy rõ ràng không bị miên man kéo dài. b. Thiết kế bài dạy: Thiết kế bài dạy cũng là yếu tố chuẩn bị quan trọng, nó là cơ sở của giờ lên lớp giúp giáo viên lựa chọn nội dung và cách tiến hành tiết trả bài. Tính kỹ lưỡng và tính khoa học trong bài soạn là yếu tố giúp giáo viên thành công và học sinh tiếp thu bài tốt. Nhưng qua khảo sát bài của học sinh, khảo sát giáo án của đồng nghiệp, dự giờ bạn, tôi thấy thiết kế của một số giáo viên còn chung chung, chưa thể hiện được tính ưu việt, tính sáng tạo trong giáo án, chưa thể hiện được sự khắc phục tồn tại của giáo viên. Tôi đã mạnh dạn thiết kế giáo án như sau: *) Thứ nhất: Theo nguyên tắc chung, giáo án gồm đủ các phần: - Mục đích yêu cầu - Đồ dùng và phương tiện dạy học - Các hoạt động dạy học gồm các bước: + Ổn định tổ chức + Kiểm tra bài cũ + Bài mới + Củng cố, dặn dò. *) Thứ 2: Trong phần 1 phải ghi rõ 3 yêu cầu của tiết học dựa theo cuốn chuẩn kiến thức- kĩ năng quy định: - Kiến thức - Kỹ năng - Giáo dục Trong bước 3 (bài mới) được tiến hành theo các bước sau: 1. Giáo viên nhận xét bài làm của học sinh: - Ghi đề bài lên bảng phải làm đầu tiên trong tiết học, việc làm này nhắc lại, gợi nhớ lại đề bài các em đã làm tiết trước, nó tác động đến bộ nhớ của các em về vấn đề cần giải quyết trong tiết học. 7 Muốn nâng cao chất lượng cho học sinh môn Tập làm văn đặc biệt trong tiết tập làm văn trả bài. Điều tôi đi sâu nhất đó chính là bước "sửa lỗi sai cần thiết " trong quá trình lên lớp như sau: Thông thường bước này giáo viên thường làm qua loa vì thời gian, vì trọng tâm không xác định... Nhưng nhờ có sự bố trí lôgic và khoa học trong thiết kế mà phần này chúng ta vẫn thấy có thể làm chủ được thời gian. Về phương pháp, có thể nêu ra phương pháp chung nhất cho phần này mang tính tổng quát là" Thầy chủ đạo, trò chủ động " và cùng với nó sự vận dụng linh hoạt, hỏi, phát hiện, gợi tìm, gợi mở, tổng hợp, đánh giá. Để đảm bảo là " Thầy chủ đạo " trong vấn đề này thầy không nên làm hộ mà phải để: 1. Trò tự tìm lỗi sai trong bài của mình Nghĩa là thầy không nên nêu ra cái sai cụ thể trên bảng, làm như vậy học sinh bị thụ động mặc dù cái sai đó thầy đã nắm được chắc và ghi trong sổ chấm trả, nhận xét về bài làm rồi. Về vấn đề này thầy có thể chủ đạo gợi mở làm cho học sinh phải động não bằng cách như sau: - Gọi học sinh (học sinh này bài văn có câu sai, lỗi sai cô giáo đã ghi trong bài) và yêu cầu em hãy đọc cho cô đoạn văn sai của em mà cô đã gạch trong vở. - Học sinh đọc cô ghi và lại hỏi tiếp + Em có nhận xét gì về câu (đoạn) văn em vừa đọc + Em định trình bày ý gì? Nội dung gì? Nội dung ấy đã toát lên chưa? + Theo em phải sửa lại như thế nào? - Nếu học sinh đó vẫn chưa làm được thì giáo viên tiếp tục hỏi học sinh khác, kết hợp với sự gợi ý của giáo viên. Làm như vậy kết hợp hỏi, gợi tìm với giáo cụ trực quan (ghi bảng) nó tác động vào tư duy của các em, bắt buộc tư duy phải hoạt động. Làm việc như vậy các em sẽ nhớ rất lâu. Các em thấy cách viết ấy là sai, và phải biết sửa lại như thế nào? Qua việc dự hội giảng của một số giáo viên tôi thấy chỉ dừng lại ở chỗ sửa. Học sinh tỏ ra lúng túng và hoang mang. Vì thế các em chỉ biết là cô bảo sai, nhưng sai như thế nào? Chữa lại ra sao? Tại sao như thế? Thì các em rơi vào bế tắc. Đây cũng chính là điều tôi tiến hành làm, gợi mở để các em tự sửa lỗi cho mình rồi nhận xét, tổng kết lại. Ví dụ: Với từng loại lỗi cụ thể giáo viên gợi mở để giúp các em tìm ra cách sửa. * Chữa lỗi về lµm bµi kh«ng đúng yêu cầu ( lạc đề): 9 Giáo viên ghi lên bảng và hỏi Trong câu em vừa đọc từ nào dùng sai nghĩa? (Từ vĩnh biệt) Vậy em có thể thay từ "vĩnh biệt" bằng từ nào? ( Thay từ "vĩnh biệt" bằng từ " xa" mới đúng với sắc thái tình cảm của câu văn...). * Chữa lỗi về câu về đoạn văn về diễn đạt Các lỗi về câu thường gặp ở tiểu học là câu thiếu chủ ngữ hoặc vị ngữ, câu què, câu chỉ có thành phần phụ chỉ địa điểm hoặc thời gian, nguyên nhân, kết quả... Thiếu thành phần chính ( tức là cả cụm chủ vị ), nêu ý chưa chọn vẹn (câu cụt), câu có nhiều từ ngữ thừa, rườm rà, lủng củng. Cách chữa: giáo viên kẻ bảng thành ba cột. CÂU SAI LỖI NGỮ PHÁP CÂU ĐÃ ĐƯỢC SỬA THÀNH CÂU ĐÚNG Ví dụ 1: Học sinh đọc câu lủng củng của mình lên. Trong nhà em có một người mà em rất yêu mến, đó là bà em rất kính yêu. Em có nhận xét gì về cách diễn đạt nội dung? ( diễn đạt nội dung rườm rà). Em có thể sửa như thế nào? ( Trong nhà em, bà là người thật đáng kính). Ví dụ 2: Đứng trước cảnh đẹp hùng vĩ của dãy núi Yên Phụ. Em cảm thấy trong lòng đang cố gắng đưa quê hương Kinh Môn giàu đẹp hơn. - Đoạn văn của em đã được chưa? Sai ở đâu? ( Chấm câu sai, sau từ "Yên Phụ" thay bằng dấu phẩy). - Còn sai ở đâu nữa? (dùng từ chưa sát nghĩa " em cảm thấy..."). Cụm từ " em cảm thấy..." Cần phải thay bằng cụm từ nào cho sát nghĩa hơn? ( Cần phải thay bằng cụm từ: " em càng thêm yêu quê hương đất nước và quyết tâm học tốt để đưa quê hương Kinh Môn ngày một giàu đẹp hơn") Em hãy nhận xét câu đã được sửa và câu chưa sửa? 2. Giáo viên có thể thay đổi hình thức sửa bằng cách cho hai em đổi vở cho nhau để tìm ra lỗi sai kết hợp cùng giáo viên để tìm ra cách sửa sai. - Với hình thức này, tôi cho học sinh tạo thành nhóm đôi theo năng lực ( giỏi, khá, trung bình) hoặc đôi bạn cùng tiến. Các em đổi vở, đọc bài của bạn, phát hiện lỗi, nêu lỗi và hướng sửa, trao đổi xem bạn có đồng ý với cách sửa như vậy không , 11
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_day_tiet_tap_lam_van_tra_bai_cho_hoc_s.doc