Sáng kiến kinh nghiệm Dạy tiếng Anh giao tiếp cho học sinh Khối 5 qua Tài liệu giáo dục địa phương
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Dạy tiếng Anh giao tiếp cho học sinh Khối 5 qua Tài liệu giáo dục địa phương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Dạy tiếng Anh giao tiếp cho học sinh Khối 5 qua Tài liệu giáo dục địa phương
I. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài. Ngày 22 tháng 12 năm 2017, chính phủ đã phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2017 – 2025, trong các định hướng được đưa ra, bản thân tôi rất trăn trở với định hướng thứ nhất: “Tạo bước đột phá về chất lượng dạy và học ngoại ngữ cho các cấp học và trình độ đào tạo, khuyến khích đưa ngoại ngữ vào nhà trường từ bậc mầm non và các hoạt động xã hội. Đẩy mạnh dạy ngoại ngữ tích hợp trong các môn học khác và dạy các môn học khác (như toán và các môn khoa học, môn chuyên ngành...) bằng ngoại ngữ.” Chương trình nhấn mạnh một số quan điểm sau: Xây dựng dựa trên nền tảng lý luận và thực tiễn, cập nhật thành tựu của khoa học hiện đại; năng lực giao tiếp là mục tiêu của quá trình dạy học; kiến thức ngôn ngữ là phương tiện để hình thành và phát triển các kỹ năng giao tiếp thông qua nghe, nói, đọc, viết; xây dựng theo hướng mở; không quy định chi tiết về nội dung dạy học mà chỉ qui định những yêu cầu cần đạt về năng lực giao tiếp nghe, nói, đọc và viết cho mỗi lớp và gợi ý một số chủ đề, chủ điểm chính gắn với chuẩn đầu ra từng cấp học; đảm bảo lấy hoạt động học của học sinh làm trung tâm trong quá trình dạy học; đảm bảo tính liên thông và tiếp nối của việc dạy học Tiếng Anh giữa các cấp; đảm bảo tính linh hoạt, mềm dẻo và tính mở nhằm đáp ứng nhu cầu và phù hợp với điều kiện dạy học tiếng Anh đa dạng ở các địa phương. Do đó, trong quá trình giảng dạy ở trên lớp, tôi dành nhiều thời gian vào việc làm thế nào để giúp các em học sinh yêu thích bộ môn tiếng Anh nói chung và phát triển kĩ năng giao tiếp nói riêng. Các em học sinh phải thực hành được hỏi và trả lời một số thông tin cơ bản về địa phương, giới thiệu được một số điểm nổi tiếng ở địa phương cho người khác biết. Đó là lí do vì sao tôi chọn đề tài : “Dạy Tiếng Anh giao tiếp cho học sinh khối 5 qua Tài liệu giáo dục địa phương tại huyện CưMgar” 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài. Sáng kiến này được viết ra nhằm mục đích giúp cho: - 3 - II. PHẦN NỘI DUNG 1. Cơ sở lý luận Theo Chương trình giáo dục phổ thông chương trình môn Tiếng Anh (Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) đối với Cấp tiểu học thì: - “Sau khi học xong môn Tiếng Anh cấp tiểu học, học sinh có thể đạt được trình độ tiếng Anh Bậc 1 của Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam. Cụ thể là: “Có thể hiểu, sử dụng các cấu trúc quen thuộc thường nhật; các từ ngữ cơ bản đáp ứng nhu cầu giao tiếp cụ thể. Có thể tự giới thiệu bản thân và người khác; có thể trả lời những thông tin về bản thân như nơi sinh sống, người thân/bạn bè, Có thể giao tiếp đơn giản nếu người đối thoại nói chậm, rõ ràng và sẵn sàng hợp tác giúp đỡ”. - Thông qua môn Tiếng Anh, học sinh có những hiểu biết ban đầu về đất nước, con người và nền văn hoá của một số nước nói tiếng Anh và của các quốc gia khác trên thế giới; có thái độ tích cực đối với việc học tiếng Anh; biết tự hào, yêu quý và trân trọng ngôn ngữ và nền văn hoá của dân tộc mình; phát triển các phẩm chất như yêu thương, tôn trọng bản thân, bạn bè, gia đình, môi trường, chăm chỉ và trung thực. Phương pháp giáo dục chủ đạo trong Chương trình giáo dục phổ thông môn Tiếng Anh là đường hướng dạy ngôn ngữ giao tiếp. Đường hướng dạy ngôn ngữ giao tiếp cho phép sử dụng nhiều phương pháp dạy học khác nhau, nhấn mạnh vào việc hình thành và phát triển năng lực giao tiếp của học sinh, vào khả năng sử dụng các quy tắc ngữ pháp để tạo ra các câu đúng và phù hợp thông qua các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết. Đường hướng dạy ngôn ngữ giao tiếp có những điểm tương đồng với đường hướng lấy người học làm trung tâm trong giáo dục học. Phương pháp giảng dạy theo đường hướng giao tiếp (Communicative Approach). Phương pháp này yêu cầu việc giảng dạy nói chung và giảng dạy ngữ pháp nói riêng phải dựa trên các tình huống thực tế. Tiến trình dạy và học ngữ pháp - 5 - huống thực tế, các em sẽ quan tâm hơn đến việc học cách truyền đạt thông tin đúng ngữ pháp. Thứ hai, các cấu trúc ngữ pháp phải phù hợp với mục đích giao tiếp của học sinh. Điều này đòi hỏi giảng viên phải thường xuyên tìm hiểu và phân tích nhu cầu của người học để xác định rằng những gì chúng ta giảng dạy là phù hợp với những gì người học mong đợi và cần trong giao tiếp thực tế. Từ những yêu cầu trên, bản thân tôi thấy rõ được những vấn đề khó khăn đang gặp phải trong quá trình dạy và học tiếng Anh ở bậc tiểu học. Trong một lớp học, tỉ lệ học sinh có thể hiểu và sử dụng được những kiến thức đã học để giao tiếp tốt, cụ thể là nghe và nói tốt là rất ít. Trước hết, phần lớn là giáo viên chưa cập nhật và tiếp cận được những thay đổi trong phương pháp giảng dạy, chưa chú ý đến từng đối tượng học sinh cụ thể, chưa lấy học sinh làm trung tâm. Tiếp đến là do tâm lí người học, học sinh tiểu học chưa ý thức được đầy đủ việc học tiếng Anh của mình là để làm gì, từ đó chưa có động lực và phương pháp học đúng đắn và hiệu quả. 2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu. Nhìn chung hiện nay, việc dạy học tiếng Anh ở các cấp phổ thông nói chung và cấp tiểu học nói riêng còn có nhiều bất cập. Trong các tiết dạy, phần lớn giáo viên thường đặt nặng vấn đề lý thuyết, cung cấp từ vựng và ngữ pháp cho học sinh bằng cách viết từ mới, mẫu câu lên bảng để học trò chép và dịch nghĩa mà ít hoặc không sử dụng các phương pháp trực quan sinh động như: Tổ chức các buổi giao lưu với nhiều trò chơi, kể chuyện, đố vui... Điều này khiến học sinh chỉ có thể nhớ từ vựng một cách thụ động nên rất dễ quên và không thể vận dụng được vào văn phong giao tiếp. Việc tạo ra môi trường học tập có nhiều hoạt động linh hoạt mới có thể khơi gợi niềm hứng thú học tập, kiến thức sẽ được tiếp thu một cách tự nhiên mà không tạo ra áp lực, sức ép cho học sinh. Năm học 2018 -2019, sở Giáo dục và đào tạo tỉnh ĐăkLăk đã tổ chức Hội thi “Hùng biện tiếng Anh cấp Tiểu học” với mục đích: - 7 - Khi đó, tôi được giao phụ trách đội thi dự thi cấp huyện. Vì đây lần đầu tiên tham gia cuộc thi, kinh nghiệm chưa có, thời gian chuẩn bị cũng khá hạn hẹp trường tôi chỉ đạt giải khuyến khích, đứng thứ 4 trong 16 đội tham gia dự thi. Kết quả này là tương đối thấp so với một trường ở trung tâm huyện. Điều này làm bản thân tôi rất băn khoăn, trăn trở và nghiêm khắc tự kiểm điểm lại bản thân trong quá trình bồi dưỡng, chuẩn bị cho học sinh dự thi, tôi nhận ra một số hạn chế còn tồn tại cần khắc phục như sau: Tại thời điểm đó, theo ý kiến cá nhân của tôi, xét theo nội dung và hình thức của cuộc thi thì giáo viên phải chuẩn bị rất nhiều, từ nội dung bài thuyết trình cho tới phần powerpoint, từ cách đặt câu hỏi cho tới phần trả lời phản biện, giáo viên đều phải chuẩn bị sẳn hết cho học sinh. Vì tôi là người mới chuyển đến sống tại huyện CưMgar nên trong cuộc thi đó, tôi phải đi tìm, thu thập dữ liệu, thông tin liên quan đến vị trí địa lí, dân cư, ẩm thực và con người ở huyện. Việc tìm kiếm thông tin cung khá là khó khăn và chưa được chính xác lắm vì không có một tài liệu cụ thể nào ghi rõ ràng được hết tất cả những mảng thông tin đó. Vì thời gian gấp rút nên tôi về viết luôn bài thuyết trình cho học sinh, yêu cầu học sinh học thuộc, soạn luôn phần power point, dạy cho học sinh cách trình bày, cách nói trước công chúng. Cái mà học sinh chưa hề được làm quen trước đó, chính là kĩ năng thuyết trình trước đám đông. Ở trong giờ học, các em chỉ nói, đóng vai, hát với các bạn trong lớp, hay trong các buổi sinh hoạt chuyên đề, các em chỉ tham gia theo đội chơi chứ hiếm có cơ hội để các em đứng một mình, nói trước mọi người, mà giờ lại nói bằng Tiếng Anh, thì trở ngại để các em nói được một cách trôi chảy tự nhiên là rất lớn. Trong cuộc thi này đó, tôi đã chọn 4 em học sinh lớp 5 xuất sắc nhất qua vòng loại cấp trường để tham gia luyện tập, 4 em đều có kiến thức ngôn ngữ chắc, cũng tự tin mạnh dạn, ở nhà các em ghi nhớ bài tốt nhưng tới lúc dự thi, thì những điểm yếu của các em đã thể hiện rõ ra. Các em thiếu kĩ năng thuyết trình, phản xạ ngôn ngữ - 9 - tích hợp, lồng ghép tài liệu giáo dục điạ phương ở một số môn học. “Đắk Lắk my lovely hometown” là một quyển sách bản thân tôi thấy rất hữu ích cho giáo viên dạy Tiếng Anh giao tiếp cho học sinh về nơi mình đang sống một cách gần gũi và thực tiễn nhất, các em có thể: Học sinh biết giới thiệu tên, dân tộc gì và sống ở đâu. Học sinh nắm được số liệu dân số Đắk Lắk và tiểu sử của nhân vật nổi tiếng của Đắk Lắk như biết tiểu sử của Y Moan - ca sĩ nổi tiếng của Đắk Lắk. Học sinh nắm được thời gian, địa điểm, cách thức tổ chức của 2 lễ hội nổi tiếng là Lễ hội cà phê ở Thành phố Buôn Ma Thuột và Lễ hội đua voi ở huyện Buôn Đôn. Học sinh nắm được các lễ hội nổi tiếng, thời gian diễn ra các lễ hội và có danh sách sưu tầm về các lễ hội trong tỉnh. Học sinh sẽ biết về đặc điểm thời tiết của Đắk Lắk và biết hỏi và trả lời về thời tiết của các huyện/thị xã/TP trên địa bàn tỉnh. Học sinh hỏi và trả lời được các câu hỏi về hoạt động theo mùa và nắm được thông tin về khí hậu ở Đắk Lắk. Học sinh nắm được tên các món ăn đặc sản và các trái cây đặc sản của Đắk Lắk. Học sinh biết về tác dụng của mật ong, một đặc sản của Đắk Lắk và biết cách mô tả cách làm nước trái cây với mật ong. Học sinh biết được những điểm du lịch nổi tiếng của Đắk Lắk, có thể đặt câu hỏi và trả lời về phương tiện có thể đi đến những địa điểm đó. Từ nhu cầu thực tế ở trường, tôi suy nghĩ cách làm nào để học sinh có nguồn dữ liệu để có thể thực hành hỏi và trả lời, giới thiệu về huyện Cưmgar một cách thường xuyên và tự nhiên nhất. Từ đó, tôi tiến hành biên soạn một tập tài liệu bao gồm hình ảnh, số liệu, các bài giới thiệu ngắn về 4 chủ đề: vị trí địa lí, con người, khí hậu, ẩm thực ở huyện Cưmgar. Từ đó tôi thiết kế các bài tập, các hoạt động để cho các em học sinh có thể luyện Tiếng Anh giao tiếp và rèn luyện các kĩ năng mềm đi kèm theo đó là kĩ năng thuyết trình và hoạt động nhóm. Do đó, tôi chỉ mới mạnh dạn áp dụng dạy Tiếng Anh giao tiếp kết hợp với tài liệu giáo dục địa phương đối - 11 - Có được vốn từ đa dạng, học sinh có thể dễ dàng hiểu được nội dung truyền đạt ngay cả khi ngữ pháp của bạn không quá vững. Và khi hiểu nhanh, hiểu đúng, học sinh sẽ có thể phản xạ trả lời lại nhanh chóng. Quá trình nghe, hiểu và nói từ đó cũng sẽ ngày càng thành thạo, trôi chảy. Ví dụ khi dạy về chủ đề cây cối, động thực vật của huyện CưMgar, tôi thường cho các em học từ theo chuỗi, giống như khi học về vòng đời của cây cà phê, một loài cây công nghiệp chính của huyện, hay là vòng đời của bướm, một loài côn trùng phổ biến vào mùa sinh hè tạo ra những khung cảnh đẹp như tranh với từng đàn bướm bay ngợp trời. Việc học từ theo nhóm từ, chuỗi từ sẽ giúp các em học sinh hiểu được bản chất, nội dung của từ chớ không chỉ dừng lại ở mặt chữ và cách phát âm. Luôn học và xem lại các nhóm từ, các cấu trúc câu, không phải các từ riêng biệt. Tôi luôn nhắc nhở học sinh, khi các em tìm thấy bất cứ một từ mới nào, hãy viết cái câu có từ đó ở trong. Khi các em ôn bài, luôn luôn ôn cả nhóm từ, cả câu, đừng ôn từ riêng biệt. Hãy sưu tập các nhóm từ. Tiếng Anh giao tiếp và ngữ pháp của các em sẽ tốt lên nhanh chóng. Bao giờ cũng nên viết cả một câu trọn vẹn. Sưu tầm và ôn lại các nhóm từ, các câu thường xuyên. Do đó, tôi thường cố gắng cung cấp cho các em - 13 - và chuẩn ngay từ khi mới học ngoại ngữ. Bởi vì người xưa thường nói “Tre non dễ uốn” và một phần do kinh nghiệm bản thân từ nhiều năm nay dạy học sinh tiểu học nên tôi thấy rõ mặt hạn chế của học trò. Nếu giáo viên lơ là trong việc sửa lỗi phát âm, không hướng dẫn chú ý trọng âm từ, ngữ điệu trong câu thì khi nghe người khác phát âm đúng các em không nhận ra và hiểu được người đối diện nói gì. Mặc khác các em sẽ lúng túng không biết thầy mình dạy đúng hay người này đúng làm cho học sinh e dè, không tự tin trong giao tiếp. - Đối với học sinh khá giỏi, chúng ta cũng nên cho các em làm quen với IPA. IPA viết tắt cho International Phonetic Alphabet, tức Bảng chữ cái Phiên âm Quốc tế. Một bảng IPA tối giản sẽ có 44 kí tự, đại diện cho 44 âm trong tiếng Anh, gồm 20 nguyên âm và 24 phụ âm. Do đó, các em có thể học cách phát âm tiếng anh bằng bảng phiên âm tiếng anh. Để có được cách phát âm tiếng anh chuẩn , điều quan trọng đầu tiên bạn phải học kỹ bảng phiên âm chữ cái cách phát âm các ký tự phát âm trong tiếng anh, phân biệt rõ âm Tiếng Anh và âm của Tiếng Việt . - Luyện cách phát âm tiếng anh chuẩn từng từ. Để phát âm tiếng anh chuẩn từng từ, tôi khuyến khích các em học sinh khá, giỏi dùng công cụ tra từ tiếng anh có phiên âm, tốt nhất là dùng công cụ tra từ tiếng anh của từ điển Oxford và nên dùng bản online vì có phiên âm tiếng anh kèm theo để làm công cụ kiểm tra ngay và luôn xem đã phát âm đúng chưa. Hãy kiểm tra lại tính chính xác bằng cách mở audio âm thanh đó lên để kiểm tra. Luyện tập cho đến khi nào các em cảm thấy giống với âm thanh từ đó trong từ điển nhất. Trong phát âm tiếng anh, phát âm từng từ chuẩn vẫn chưa đủ, học sinh phải phát âm chuẩn cả 1 câu nói và phát âm đúng nhịp điệu lên xuống của câu nói theo như người bản xứ. - Chúng ta phải cho học sinh nghe file audio thường xuyên với giọng đọc chuẩn của người bản xứ và cho lặp lại nhiều lần, chú ý ngữ điệu cuối câu và nhất là cách phát âm âm cuối của từ. Hướng dẫn học sinh tập trung trong khi nghe và khuyến khích các em bắt chước giọng đọc càng giống càng tốt.
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_day_tieng_anh_giao_tiep_cho_hoc_sinh_k.docx