Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp nâng cao chất lượng dạy học phân môn hát và tập đọc nhạc cho học sinh Lớp 5
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp nâng cao chất lượng dạy học phân môn hát và tập đọc nhạc cho học sinh Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp nâng cao chất lượng dạy học phân môn hát và tập đọc nhạc cho học sinh Lớp 5
BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC PHÂN MÔN HỌC HÁT VÀ TẬP ĐỌC NHẠC CHO HỌC SINH LỚP PHẦN MỞ ĐẦU I. Bối cảnh đề tài Với cuộc sống hiện đại như hiện nay thì Âm nhạc là môn học không thể thiếu đối với mỗi cấp học, bậc học và nhất là đối với học sinh tiểu học. Bởi mục tiêu của giáo dục là đào tạo những con người phát triển toàn diện, những con người có đủ năng lực cần thiết để đáp ứng sự đòi hỏi của cuộc sống hiện đại. Một trong những con đường giáo dục thẩm mỹ nhanh và hiệu quả nhất là giáo dục thông qua các môn học nghệ thuật, nhất là môn Âm nhạc. Âm nhạc tuy không đào tạo các em thành những ca sỹ, nhạc sỹ nhưng thông qua môn học này đã hình thành cho các em những kiến thức ban đầu, đặc biệt là trang bị cho các em có một thế giới tinh thần thoải mái hơn, giúp các em phát triển hài hoà, toàn diện hơn, từ đó giúp các em học tốt hơn các môn học khác. Để đáp ứng được những yêu cầu, mục tiêu phát triển mới của đất nước và đổi mới giáo dục như hiện nay thì việc thực hiện chương trình với mục tiêu đổi mới hình thức và phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh là rất cần thiết. Vì vậy giáo viên chính là người tạo cho các em nguồn cảm hứng, phát huy những năng lực và bộc lộ năng khiếu âm nhạc của bản thân thông qua các hình thức tổ chức dạy học, đảm bảo đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay. II. Lý do chọn đề tài Âm nhạc là một trong những nguồn giải trí được coi là phổ biến nhất và là môt bộ phận không thể thiếu của con người hiện nay. Đặc biệt hơn, âm nhạc là môn học không thể thiếu đối với mỗi cấp học, bậc học và nhất là đối với học sinh tiểu học. Trong thực tế cho ta thấy đa số học sinh rất thích học môn âm nhạc, các em xem đây là môn học vui chơi thỏa mái, nhẹ nhàng, Nhưng bên cạnh đó vẫn còn có một số học sinh chưa coi trọng môn học, coi đây là môn học phụ nên hình thành thái độ chưa thật nghiêm túc, thiếu tập trung, chưa thực sự chú ý vào việc học làmảnh hưởng đến không khí học tập chung của lớp. Ở lớp 5 là lớp cuối cấp vẫn còn khá nhiều em chưa mạnh dạn, tự tin trong khi hát, còn gò bó khi biểu diễn - Nắm được khả năng tiếp thu của học sinh để đưa ra một số phương pháp giảng dạy phù hợp. - Phân tích các ưu điểm, nhược điểm của giáo viên trong tiết dạy để có những giải pháp phù hợp. - Đề xuất các biện pháp tích cực để nâng cao chất lượng dạy học phân môn Hát và Tập đọc nhạc cho học sinh lớp 5 trong trường tiểu học. V. Những điểm mới trong kết quả nghiên cứu - Làm rõ vai trò của âm nhạc trong đời sống con người nói chung, đối với học sinh lớp 5 nói riêng. - Thay đổi quy trình lên lớp lên , đổi mới hình thức tổ chức, phương pháp giảng dạy âm nhạc lớp 5 tại trường tiểu học Đổi mới môi trường giáo dục, tạo cơ hội cho học sinh được hoạt động một cách tích cực, chủ động, sáng tạo theo từng khả năng nhu cầu của cá nhân. Tạo điều kiện để học sinh phát huy sở trường năng khiếu của mình. - Nêu lên được một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học phân môn Hát và tập đọc nhạc lớp 5 PHẦN NỘI DUNG I. Cơ sở lý luận. Giáo dục âm nhạc không chỉ đóng vai trò chức năng giáo dục thẩm mỹ, mà còn thể hiện rõ chức năng giáo dục đạo đức, phát triển trí tuệ, phát triển thể chất, giáo dục nhân cách học sinh. - Âm nhạc còn có tác động tích cực đến trí thông minh của các em và góp phần không nhỏ vào việc trang bị cho các em những hiểu biết về những nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức, rèn luyện những tình cảm và hành vi đạo đức phù hợp với xã hội mà các em đang sống, nhất là đối với những học sinh lớp 5 cuối cấp, chuẩn bị cho hành trình bước sang một giai đoạn mới. - Giáo dục thẩm mỹ cho tất cả các em học sinh tiểu học nói chung và học sinh lớp 5 nói riêng thông qua âm nhạc nhằm phát triển khả năng lĩnh hội, cảm thụ, hiểu biết về cái đẹp, nhận biết được cái hay, cái dở và sự sáng tạo trong âm nhạc mà các em được tiếp xúc, trực tiếp thể hiện những trạng thái cảm xúc thông qua từng bài hát, từng tác phẩm. Đồng thời âm nhạc cũng dìu dắt đến những hình tượng sống động của cuộc sống, giúp các em có sự liên tưởng tốt, khi được khám phá một bài hát có nhịp điệu khoẻ khoắn, sẽ gợi trong các em một niềm các em học sinh cũng đã đóng góp không nhỏ vào thành tích chung của nhà trường. Do vậy, để các em học sinh yêu thích và say mê môn học này, tạo điều kiện phát triển năng khiếu cho các em đòi hỏi giáo viên dạy bộ môn phải thực sự là người giáo viên có kinh nghiệm và có một phương pháp truyền đạt thực sự thu hút các em học sinh... - Đội ngũ giáo viên nhà trường với trình độ đào tạo chuẩn, trên chuẩn, trình độ chuyên môn và quản lý tổ chức tốt. Luôn giữ vững truyền thống dạy tốt học tốt, trường luôn đạt danh hiệu trường tiên tiến xuất sắc cấp Huyện, trường đạt chuẩn Quốc gia. - Cơ sở vật chất khá khang trang, các phòng học chức năng được trang thiết bị tương đối đầy đủ, phục vụ tốt cho công tác giáo dục và các hoạt động khác. Cảnh quan sư phạm được quy hoạch khá đẹp, bố trí sân chơi, bãi tập khá hợp lý, khoa học. 1. Đặc điểm và khả năng tiếp thu môn học của học sinh. - Các em lớp 5 rất thích ca hát, có khả năng nghe tương đối tốt. các em khá nhạy cảm, nhận biết nhanh, song để nắm được cao độ, trường độ, âm hình tiết tấu, đường nét giai điệu còn hạn chế. Đa phần các em hát tốt ở phần hát tập thể song khi thể hiện cá nhân có phần hạn chế hơn. - Một số em bước đầu còn e thẹn, rụt rè, thiếu tự tin, hát còn sai về cao độ và tiết tấu, không chủ động xây dựng bài, bởi vậy giáo viên phải nhẹ nhàng bằng những hình thức hấp dẫn mới mẻ để uốn nắn các em. 2. Tình hình dạy và học phân môn Hát và Tập đọc nhạc ở lớp 5 Qua khảo sát thực tế tại trường tiểu học cho thấy, các giáo viên thực hiện đúng yêu cầu về phương pháp đối với môn học âm nhạc lớp 5, nhất là môn học hát, TĐN. Thực hiện đổi mới nội dung và phương pháp dạy và học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh và để phục vụ cho đề tài báo cáo biện pháp nâng cao chất lượng dạy học phân môn Hát và Tập đọc cho học sinh lớp 5 có kết quả, thì Kì I năm học 2018 – 2019 tôi đã tiến hành khảo sát chất lượng học sinh khối 5 và thu được kết quả như sau: - Đặc điểm tâm sinh lý ở lứa tuổi còn hay hưng phấn đột ngột nên khi học hát có khi thì giọng bị trội ra ngoài, khi bị yếu hơi, phát âm nhả chữ có khi chưa chính xác. - Đa số các em thích học hát còn chưa chú trọng đến phân môn tập đọc nhạc, các em nhận biết tên nốt nhạc còn chậm. Về giáo viên: - Giáo viên cần nâng cao khả năng hát, sử dụng nhạc cụ, kỹ năng chỉ huy, kỹ năng hoạt động âm nhạc cùng phương tiện dạy học âm nhạcđể thu hút sự yêu thích của các em đối với môn học này. - Qua tìm hiểu tình hình thực tế cho thấy về chương trình sách giáo khoa âm nhạc lớp 5 cũng như tình hình dạy và học tại trường tiểu học trong những năm gần đây, tôi nhận thấy nhà trường đã áp dụng chương trình mới, nhưng lại chưa thực sự đổi mới mạnh mẽ phương pháp giảng dạy. - Khả năng tiếp thu của các em chưa đồng đều dẫn đến kết quả giờ học chưa cao; lượng kiến thức học sinh tiếp thu được còn hạn chế - Cả 2 phân môn học hát và TĐN đều quan trọng, nhưng đối với các em phân môn các em cảm thấy khó khăn nhất là phân môn TĐN. Đòi hỏi người giáo viên phải tìm ra những hình thức mới thu hút sự chú ý của các em. Phân môn TĐN ở lớp 5 đa số các em lười nhận biết nốt nhạc, khi các em đọc một bài TĐN nào đó, các em thường nhớ và đọc thuộc lòng, nhiều lúc các em đọc sai tên nốt mà các em vẫn không biết. Đối với các em, mỗi lần học đến phân môn TĐN, các em rất vất vả, rụt rè, các tiết học chỉ sôi nổi ở một số lớp. Từ những vấn đề và thực tiễn nêu trên, tôi mạnh dạn đổi mới một số hình thức dạy học phân môn Hát và Tập đọc nhạc lớp 5, làm cho phân môn dạy học âm nhạc thêm phong phú, hấp dẫn hơn, để thông qua đó, giáo dục những kiến thức âm nhạc một cách hiệu quả, nhằm đáp ứng mục tiêu giáo dục phát triển năng lực cho học sinh như hiện nay. IV. Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học phân môn Hát và Tập đọc nhạc cho học sinh lớp 5 Qua nghiên cứu phương pháp dạy học âm nhạc hiện hành và một số phương pháp dạy học đổi mới gần đây như chương trình đổi mới giáo dục phổ thông 2018 tôi đã mạnh dạn đổi mới một số phương pháp dạy học phân môn Hát và tập đọc nhạc cho học sinh lớp 5 trường tiểu học, nơi tôi giảng dạy đã nhiều năm. 1. Đổi mới phương pháp dạy hát Nếu bài dễ tôi không cho học sinh đọc lời ca, vì học sinh lớp 5 việc đọc lời ca ở một số bài hát dễ hơn là không cần thiết. Tôi dành nhiều thời gian hơn cho học sinh học hát và thực hành, sửa sai cho học sinh. Việc tìm hiểu từ khó và chia câu tôi thực hiện sau bước nghe hát mẫu. Bước 4: Nghe hát mẫu. Bước này tôi vận dụng linh hoạt các hình thức như: tự thể hiện mẫu bài hát hoặc dùng các thiết bị hỗ trợ, cho học sinh nghe bài hát qua đĩa nhạc, dùng máy chiếu vừa nghe giai điệu vừa xem biểu diễn của các bạn thiếu nhi.. Khi hát mẫu xong tôi chia câu đoạn cho bài hát và cho học sinh hiểu ý nghĩa của một số từ khó. Cho học sinh tự khám phá nhận biết các ký hiệu âm nhạc trong bài hát. ( GV hỗ trợ giải thích những ký hiệu mới) Bước 5: Khởi động giọng Thực hiện theo quy trình. Bước 6: Tập hát từng câu theo lối móc xích và hát cả bài Bước này là nội dung trọng tâm của giờ học giáo viên phải dành đa số thời gian vào nội dung này, tôi gộp bước 5 là tập hát từng câu và bước 6 hát cả bài thành 1 bước với nội dung là tập bài hát, thời lượng khoảng 20 phút ( cũng tùy từng bài) với 3 hoạt động: - Hoạt động 1: Tập hát từng câu - Hoạt động 2: Hát cả bài - Hoạt động 3: Hát kết hợp gõ đệm + Ở hoạt động 1 tôi để học sinh tự khám phá giai điệu bằng cách không dạy từng câu theo lối truyền khẩu thông thường mà dùng đàn phím điện tử đánh giai điệu từng câu, khuyến khích học sinh nghe và hát theo giai điệu mà các em nghe được, giáo viên chỉ đóng vai trò hướng dẫn và sửa sai ( nếu có). Nếu học sinh hát đúng tôi cho cả lớp cùng hát, nếu học sinh hát sai lúc đó tôi vừa sửa sai cho học sinh đồng thời cũng cho cả lớp hát theo. Để kích thích có được nhiều học sinh tham gia học tập tôi kết hợp thi đua theo tổ. Tập bài hát như vậy sẽ phải đầu tư thêm một chút thời gian nhưng phát huy được tính tích cực, chủ động và tự học của học sinh đồng thời hạn chế được sự không chú ý tập trung và ỷ lại của các em. + Còn ở hoạt động 3, thông thường có 3 cách gõ đệm để luyện tập củng cố bài hát cho hoc sinh đó là: Hát kết hợp gõ đệm theo nhịp, hát kết hợp gõ đệm theo phách, hát kết hợp gõ đệm theo tiết tấu. Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại nội dung đã học như: Các em đã học gì, nhớ điều gì, yêu thích gì? Tự các em sẽ nói lên cảm nhận của mình về bài hát. Giáo viên hướng dẫn học sinh trình bày bài hát bằng cách hát đối đáp, hát nối tiếp hoặc lĩnh xướng, trình bày bài hát kết hợp gõ đệm. Tùy vào năng lực của học sinh có thể khuyến khích học sinh biểu diễn bài hát. Giáo viên cần chú ý giáo dục thái độ cho học sinh có thể là trực tiếp thuyết trình hay đặt câu hỏi hoặc học sinh tự nêu cảm nhận qua giai điệu lời ca bài hát tiếp theo dặn dò các em tiếp tục học hát cho thuộc lời ca. 2. Đổi mới phương pháp dạy TĐN Với phân môn Tập đọc nhạc yêu cầu người giáo viên phải thật sự thay đổi hình thức dạy học, làm thế nào để các em không nản khi phải tự khám phá vị trí nốt nhạc và đọc được cao độ, trường độ (mặc dù các em đã được tiếp cận phân môn tập đọc nhạc ở lớp 4 )vì qua thực tế cho thấy đại đa số học sinh chỉ thích học hát mà chưa chú trọng đến phân môn tập đọc nhạc. Một số em học với hình thức chiếu lệ, lười nhận biết vị trí nốt nhạc, đọc nhạc thường hay dựa dẫm vào bạn khác. Căn cứ vào thực trạng dạy phân môn TĐN ở trường tiểu học, tôi chỉ thay đổi hình thức tổ chức ngay bước vào bài và mạnh dạn rút ngắn quy trình dạy TĐN lớp 5 từ 8 bước thành 7 bước như sau: Tôi ghép 2 bước lên lớp là bước giới thiệu bài tập đọc nhạc và tập nói tên nốt nhạc thành 1 bước gọi chung là: Giới thiệu bài. Bước 1: Giới thiệu về bài tập đọc nhạc, bằng 1 trò chơi nhỏ, tạo sự hưng phấn ngay khi bắt đầu khám phá bài đọc nhạc VD:
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_nang_cao_chat_luong_day_hoc.doc