Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp giúp học sinh Lớp 5 học tập có hiệu quả tập làm văn miêu tả
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp giúp học sinh Lớp 5 học tập có hiệu quả tập làm văn miêu tả", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp giúp học sinh Lớp 5 học tập có hiệu quả tập làm văn miêu tả
Biện pháp giúp HS lớp 5 học tập 1có hiệu quả tập làm văn miêu tả. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN KRÔNG ANA TRƯỜNG TH TRẦN QUỐC TOẢN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 5 HỌC TẬP CÓ HIỆU QUẢ TẬP LÀM VĂN MIÊU TẢ Họ và tên: Dương Thị Nhụy Đơn vị công tác: Trường TH Trần Quốc Toản Trình độ đào tạo: Cao Đẳng Tiểu học Môn đào tạo: Giáo dục Tiểu học Bình Hoà, tháng 2 năm 2015 Dương Thị Nhuỵ Trường TH Trần Quốc Toản 1 Biện pháp giúp HS lớp 5 học tập 3có hiệu quả tập làm văn miêu tả. - Rèn kĩ năng dùng từ, đặt câu, viết đoạn, liên kết đoạn, diễn đạt lưu loát, mạch lạc. - Rèn kĩ năng viết văn giàu hình ảnh, cảm xúc. - Bồi dưỡng tình cảm yêu mến, gắn bó, biết trân trọng những gì xung quanh các em. - Có tiền đề tốt để học viết văn miêu tả lớp 5 và các lớp trên. Giúp giáo viên: - Nhìn nhận lại sâu sắc hơn việc dạy văn miêu tả cho học sinh lớp 5 để vận dụng phương pháp, biện pháp và hình thức tổ chức dạy học một cách linh hoạt. - Tự tìm tòi, nâng cao tay nghề, đúc rút kinh nghiệm trong giảng dạy TLV nói chung và trong dạy học sinh viết văn miêu tả nói riêng. 2.2. Những nhiệm vụ cụ thể: - Tìm hiểu mục tiêu, nội dung, chương trình và những phương pháp dạy học để giảng dạy văn miêu tả. - Tìm hiểu những kĩ năng cơ bản cần trang bị để phục vụ giảng dạy văn miêu tả cho học sinh lớp Năm. - Khảo sát và hướng dẫn cụ thể một số đoạn văn mẫu, một số bài văn hay ở lớp 5, phân loại học sinh để từ đó có kế hoạch kèm cặp. - Có phương pháp dạy học thích hợp tùy vaò từng đối tượng học sinh, kích thích óc quan sát, sáng tạo, gây hứng thú học tập môn học cho các em. - Đề ra các biện pháp thiết thực giúp học sinh lớp 5 học văn miêu tả có hiệu quả, thi đua học tập, yêu môn học để trở thành những con người toàn diện. 3. Đối tượng nghiên cứu: Đề tài được nghiên cứu trên đối tượng là học sinh lớp 5 Trường tiểu học Trần Quốc Toản với thể loại văn miêu tả. 4. Phạm vi nghiên cứu: Nhằm đi sâu vào một vấn đề và chỉ dừng ở mức độ sáng kiến kinh nghiệm nên tôi chỉ giới hạn đề tài trong phạm vi nghiên cứu việc dạy học kiểu bài miêu tả cho học sinh lớp Năm. 5. Phương pháp nghiên cứu a. Phương pháp nghiên cứu lí luận - Đọc các tài liệu có liên quan đến tâm sinh lí học sinh, tài liệu, sách giáo khoa liên quan đến nội dung nghiên cứu. - Đọc và tìm hiểu một số phương pháp dạy tiếng Việt đặc biệt là bài văn miêu tả. b. Phương pháp điều tra, quan sát: - Phỏng vấn học sinh các vấn đề có liên quan. - Đọc và phân tích các bài văn của học sinh Dương Thị Nhuỵ Trường TH Trần Quốc Toản 3 Biện pháp giúp HS lớp 5 học tập 5có hiệu quả tập làm văn miêu tả. quả làm văn của học sinh có phần tiến bộ, đặc biệt là văn miêu tả. Học sinh nắm được yêu cầu đề bài, xác định rõ bố cục, làm bài có nội dung, súc tích, câu văn có hình ảnh,..Qua đó thể hiện việc áp dụng biện pháp nâng cao chất lượng dạy văn miêu tả có hiệu quả đáng kể. b.2. Hạn chế: Bài viết của học sinh chưa đầy đủ bố cục, còn mắc nhiều lỗi chính tả. Học sinh chưa xác định được trọng tâm đề bài cần miêu tả. Nhiều em thường liệt kê, kể lể dài dòng, diễn đạt vụng về, lủng củng. Nhiều em chưa biết dừng lại để nói kĩ một vài chi tiết cụ thể nổi bật. Vốn từ ngữ của các em còn nghèo nàn, khuôn sáo, quan sát sự vật còn hời hợt. Các em chưa biết cách dùng các biện pháp nghệ thuật khi miêu tả. Thực trạng học sinh còn nhiều hạn chế như vậy đã làm cho tiết Tập làm văn trở thành một gánh nặng, một thách thức đối với giáo viên Tiểu học. Ý nghĩ cho rằng Tập làm văn là một phân môn khó dạy, khó học và khó đạt hiệu quả cao đã là nhận thức chung của nhiều thầy cô giáo dạy lớp 4, lớp 5. c. Mặt mạnh, mặt yếu c.1. Mặt mạnh: - Tạo sự say mê, hứng thú, yêu quê hương, yêu cuộc sống cho học sinh khi học văn miêu tả, các em càng ngày càng yêu thích học môn văn hơn. Đặc biệt là dạng văn miêu tả, biết xác định yêu cầu bài, nắm dạng bài, xác định đúng bố cục bài văn, nội dung rõ ràng, - Góp phần nâng cao chất lượng của môn Tập làm văn nói chung và chất lượng về văn miêu tả nói riêng. c.2. Mặt yếu: - Một số em chưa hiểu yêu cầu đề văn, chưa nắm được dạng bài, lạc đề, đặt câu cụt, câu què, nội dung sơ sài, lủng củng, rập khuôn, liệt kê,dẫn đến tiết học chưa đồng đều, lớp học chưa sôi nổi, thời gian học văn còn chiếm rất nhiều thời gian trong buổi học. - Một số em còn dựa vào văn mẫu, chưa có sự sáng tạo, tự giác. d. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động Về phía học sinh: Theo tôi có sáu nguyên nhân như sau: - Khi làm văn, học sinh chưa xác định được yêu cầu trọng tâm của đề bài. - Học sinh không được quan sát trực tiếp đối tượng miêu tả. - Khi quan sát thì các em không được hướng dẫn về kĩ năng quan sát: quan sát những gì, quan sát từ đâu ? Làm thế nào phát hiện được nét tiêu biểu của đối tượng cần miêu tả. - Không biết hình dung bằng hình ảnh, âm thanh, cảm giác về sự vật miêu tả khi quan sát. - Vốn từ đã nghèo nàn lại không biết sắp xếp như thế nào để bài viết mạch lạc, chưa diễn đạt được bằng vốn từ ngữ, ngôn ngữ của mình về một sự vật, cảnh vật, về một con người cụ thể nào đó. Dương Thị Nhuỵ Trường TH Trần Quốc Toản 5 Biện pháp giúp HS lớp 5 học tập 7có hiệu quả tập làm văn miêu tả. Dạy như thế nào để học sinh học giỏi Tập làm văn, viết được những bài văn miêu tả sinh động? Điều cơ bản là người dạy phải nắm vững nội dung chương trình, đồng thời biết chọn và vận dụng phương pháp phù hợp để truyền thụ kiến thức cho học sinh. Biết được học sinh cần gì, chưa biết những gì để xác định đúng mục tiêu bài dạy, xác lập được mối quan hệ giữa kiến thức bài dạy với kiến thức cũ và kiến thức sẽ cung cấp tiếp theo. Cụ thể, giáo viên cần nắm vững những vấn đề sau : a. Nội dung chương trình Tập làm văn lớp 5: Cả năm có 62 tiết trong đó Tập làm văn miêu tả 33 tiết (chiếm hơn 50% số tiết) với mục tiêu là trang bị kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm văn, góp phần cùng với các môn học khác làm giàu vốn sống, rèn luyện tư duy, bồi dưỡng tâm hồn, cảm xúc thẩm mĩ, hình thành nhân cách cho học sinh. b. Biện pháp dạy học từng kiểu bài: Hướng dẫn học sinh phân tích ngữ liệu và làm bài tập thực hành theo các biện pháp sau: ▪ Giúp học sinh nắm vững yêu cầu bài tập. ▪ Tổ chức cho học sinh thực hiện bài tập. c. Trình tự dạy Tập làm văn: Trong phần dạy bài mới, giáo viên phải nắm vững trình tự dạy đối với hai loại bài Tập làm văn: loại bài dạy lý thuyết và loại bài dạy thực hành. Khi dạy từng loại bài, giáo viên cần chú ý đến các đối tượng học sinh của lớp: có nội dung cho học sinh khá, giỏi; có nội dung cho học sinh trung bình, yếu,... Ví dụ: Muốn dạy học sinh làm văn miêu tả đạt yêu cầu thì giáo viên cần biết thế nào là văn miêu tả, đặc điểm thể loại văn miêu tả, biết yếu tố nào là quan trọng và cần thiết để giúp học sinh làm được bài văn miêu tả sinh động thông qua quan sát đối tượng miêu tả (Nội dung này nằm trong bước chuẩn bị bài mới của giáo viên). 2. Rèn luyện kĩ năng quan sát cho học sinh Quan sát là vẽ lại bằng lời những đặc điểm nổi bật của cảnh, của người để giúp người nghe, người đọc hình dung được các đối tượng ấy, tức là lấy câu văn để biểu hiện các đặc tính, chân tướng sự vật, giúp người đọc như được nhìn tận mắt, sờ tận tay vào sự vật miêu tả. Vì vậy, khi dạy văn miêu tả, giáo viên cần chú ý hướng dẫn học sinh quan sát và miêu tả theo các trình tự hợp lý : a. Tả theo trình tự không gian: Quan sát toàn bộ trước rồi đến quan sát từng bộ phận, tả từ xa đến gần, từ ngoài vào trong, từ trái qua phải,... (hoặc ngược lại). Ở lớp 4, lớp 5 trình tự này được vận dụng khi miêu tả loài vật, đồ vật, cảnh vật,... Ví dụ 1: Tả từ ngoài vào trong: “ Đền Thượng nằm chót vót trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh. Trước đền, những khóm hải đường đâm bông rực đỏ, những cánh bướm nhiều màu sắc bay dập dờn như đang múa quạt xoè hoa. Trong đền dòng chữ vàng Nam Quốc Sơn Hà uy nghiêm đề ở bức hoành phi treo chính giữa.” b. Tả theo trình tự thời gian: Dương Thị Nhuỵ Trường TH Trần Quốc Toản 7 Biện pháp giúp HS lớp 5 học tập 9có hiệu quả tập làm văn miêu tả. Bài văn của học sinh được viết theo một đề bài cụ thể, cho nên yêu cầu hàng đầu là các em phải viết đúng đề bài. Một đề bài đưa ra cho học sinh viết thường ẩn chứa đến 3 yêu cầu: yêu cầu về thể loại (kiểu bài), yêu cầu về nội dung, yêu cầu về trọng tâm. Ví dụ: Đề bài ở tuần 4 lớp 5: “ Tả cảnh một buổi sáng (hoặc trưa, chiều) trong một vườn cây (hay trong công viên, trên đường phố, trên cánh đồng, nương rẫy). Khi xác định yêu cầu trọng tâm của đề bài, giáo viên phải làm sao giúp học sinh hiểu được rằng việc viết đúng yêu cầu của đề bài là yếu tố quyết định nội dung bài viết: Với đề bài trên, ẩn chứa 3 yêu cầu sau: a. Yêu cầu về thể loại của đề là: Miêu tả (thể hiện ở từ “Tả”). b. Yêu cầu về nội dung là: Buổi sáng (hoặc trưa, chiều) thể hiện ở cụm từ “cảnh một buổi sáng (hoặc trưa, chiều)”. c. Yêu cầu về trọng tâm là: Ở trong một vườn cây (hay trong công viên.). Trong thực tế, không phải đề bài nào cũng xác định đủ 3 yêu cầu. Như đề bài “Tả một cơn mưa” chỉ có yêu cầu về thể loại và nội dung. Với đề bài này, giáo viên cần giúp học sinh tự xác định thêm yêu cầu về trọng tâm của bài viết. Việc xác định đúng trọng tâm của đề sẽ giúp cho bài viết được thu hẹp nên các em có được ý cụ thể, chính xác, tránh việc viết tràn lan, chung chung,... 4.Giúp học sinh nắm đặc điểm của từng kiểu bài miêu tả: Giáo viên giúp học sinh biết dùng lời văn phù hợp với yêu cầu về nội dung và thể loại cho trước, khi luyện tập. Giáo viên cũng cần lưu ý nhắc nhở các em nắm vững các đặc điểm của mỗi thể loại, mỗi dạng bài và xác định đối tượng miêu tả. Trong mỗi bài văn phải thể hiện cái mới cái hay, cái riêng và cảm xúc của mình. KIỂU BÀI TẢ CẢNH: Cần xác định các yêu cầu sau: a. Xác định không gian, thời gian nhất định: Sau khi xác định thời gian, không gian nhất định học sinh cần biết lựa chọn trình tự quan sát. Việc quan sát có thể tiến hành ở những vị trí khác nhau nhưng vẫn phải có một vị trí chủ yếu làm cho cảnh được quan sát bộc lộ ra những điều cơ bản nhất của nó. Khi đã xác định được vị trí quan sát rồi, ta nên có cái nhìn bao quát toàn cảnh đồng thời phải biết phân chia cảnh ra thành từng mảng, từng phần để quan sát. b. Xác định trình tự miêu tả: Khi tả phải xác định một trình tự miêu tả phù hợp với cảnh được tả. Tả từ trên xuống hay từ dưới lên, từ phải sang trái hay từ ngoài vào trong... là tuỳ thuộc đặc điểm của cảnh. c. Chọn nét tiêu biểu: Chỉ nên chọn nét tiêu biểu nhất của cảnh để tả, tập trung làm nổi bật đặc điểm đó lên, có thể tả xen hoạt động của người, của vật, ... trong cảnh để góp phần làm cho cảnh sinh động hơn, đẹp hơn. Dương Thị Nhuỵ Trường TH Trần Quốc Toản 9 Biện pháp giúp HS lớp 5 học tập 11có hiệu quả tập làm văn miêu tả. a. Chú ý tả ngoại hình - hoạt động: Khi tả người cần chú ý đến tuổi tác- mỗi lứa tuổi khác nhau sẽ có sự phát triển về cơ thể, về tâm lý riêng biệt khác nhau và có những hành động thể hiện theo giới tính, thói quen sinh hoạt, hoàn cảnh sống. Khi miêu tả cần tập trung vào việc làm sao nêu được cái chung và cái riêng của con người được miêu tả. b. Quan sát trò chuyện trực tiếp: Khi tả người, điều cần nhất là quan sát trực tiếp hoặc trò chuyện, trao đổi ý kiến với người đó. Quan sát khuôn mặt, dáng đi, nghe giọng nói, xem xét cách nói, cử chỉ, thao tác lúc làm việcđể rút ra nét nổi bật... (chọn và quan sát người định tả trong thời gian chuẩn bị bài mới ở nhà). Ta cũng cần dùng cách quan sát gián tiếp là thông qua trí nhớ hoặc nhận xét của một người khác về người định tả để bổ sung những thông tin cần thiết. c. Tả kết hợp ngoại hình, tính nết, hoạt động: Khi miêu tả có thể tách riêng từng mặt,từng bộ phận để tả nhưng để nội dung bài văn miêu tả đạt được sự gắn bó, súc tích ta nên kết hợp tả ngoại hình, tính nết đan xen với tả hoạt động. d. Tả những nét tiêu biểu bằng tình cảm chân thật của mình: Khi tả người, điều quan trọng là cần tả chân thật những nét tiêu biểu về người đó, không cần phải tô điểm người mình tả bằng những hình ảnh hoa mĩ, vẽ nên một hình ảnh toàn diện. Làm như vậy bài văn sẽ trở nên khuôn sáo, thiếu sự chân thật làm người đọc cảm thấy khó chịu. Thầy cô giáo cần lưu ý học sinh rằng, trong mỗi con người ai cũng có chỗ khiếm khuyết nhưng nét đẹp thì bao giờ cũng nhiều hơn ( đẹp về hình thể, đẹp về tính cách, đẹp về tâm hồn.) Nếu học sinh phát hiện, cảm nhận được và biết tả hết các đặc điểm đó thì sẽ làm cho bài văn miêu tả của các em sinh động, hồn nhiên đầy cảm xúc và người đọc dễ chấp nhận hơn. Ví dụ: Trong bài văn tả “Cô Chấm” (sách Tiếng Việt 5- tập 1- trang 156) nhà văn Đào Vũ đã viết: “Chấm không phải là cô con gái đẹp, nhưng là người mà ai đã gặp thì không thể lẫn lộn với bất cứ một người nào khác.” “Chấm cứ như một cây xương rồng. Cây xương rồng chặt ngang chặt dọc, chỉ cần cắm nó xuống đất, đất cằn cũng được, nó sẽ sống và sẽ lớn lên. Chấm thì cần cơm và lao động để sống .” “Chấm mộc mạc như hòn đất. Hòn đất ấy bầu bạn với nắng với mưa để cho cây lúa mọc lên hết vụ này qua vụ khác, hết năm này qua năm khác...” 5. Làm giàu vốn từ cho học sinh Giáo viên cần có biện pháp làm giàu vốn từ ngữ cho học sinh qua từng bài đọc, từng bài tập ở các môn Tập đọc, Kể chuyện, Luyện từ & câu cùng chủ điểm. Tạo cho học sinh thói quen quan sát, đánh giá, nhìn nhận một sự vật, một cảnh vật hay một con người nào đó và thể hiện những điều đã quan sát và đánh giá được bằng vốn từ ngữ, ngôn ngữ của mình, kịp thời điều chỉnh những lỗi về dùng từ, viết câu, làm văn... a. Bài tập làm giàu vốn từ cho học sinh thông qua các phân môn tiếng Việt: Dương Thị Nhuỵ Trường TH Trần Quốc Toản 11
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_giup_hoc_sinh_lop_5_hoc_tap.doc