Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh Lớp 5 qua môn Đạo đức

docx 19 trang thanh 12/11/2023 1560
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh Lớp 5 qua môn Đạo đức", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh Lớp 5 qua môn Đạo đức

Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh Lớp 5 qua môn Đạo đức
 CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
 Kính gửi: Hội đồng sáng kiến Trường Tiểu học Đoàn Nghiên
 Chúng tôi/tôi kính đề nghị Quý cơ quan/đơn vị xem xét, công nhận sáng 
kiến như sau:
 1. Họ và tên tác giả hoặc đồng tác giả : Phan Thị Ánh
 2. Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Đoàn Nghiên.
 3. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến - nếu có: 
 4. Tên sáng kiến: “Biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 
 5 qua môn Đạo đức”.
 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục và đào tạo (Cấp tiểu học).
 6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử : 1/10/2020.
 7.Hồ sơ đính kèm:
 + Một (01) tập Báo cáo sáng kiến.
 + Văn bản đề nghị công nhận sáng kiến kèm Biên bản của Hội đồng sáng 
kiến và quyết định công nhận sáng kiến của cơ quan, đơn vị nơi tác giả đang 
công tác.
 Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật 
và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
 Đại Nghĩa, ngày 20 tháng 4 năm 
 2021
 Người nộp đơn
 (Ký và ghi rõ họ tên)
 Phan Thị Ánh
 CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Bài 8. - Kĩ năng hợp tác với bạn bè và mọi người - Thảo luận nhóm
 Hợp tác với xung quanh trong công việc chung - Động não
 những người - Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm hoàn tất - Dự án
 xung quanh một nhiệm vụ khi hợp tác với bạn bè và 
 người khác
 - Kĩ năng tư duy phê phán
 - Kĩ năng ra quyết định
 Bài 9. - Kĩ năng xác định giá trị - Thảo luận nhóm
 Em yêu quê - Kĩ năng tư duy phê phán - Động não
 hương - Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin - Trình bày 1 phút
 - Kĩ năng trình bày những hiểu biết của bản - Dự án
 thân về quê hương mình.
 Bài 11. - Kĩ năng xác định giá trị - Thảo luận 
 Em yêu Tổ - Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về đất - Động não
 quốc Việt nước và con người Việt Nam - Trình bày 1 phút
 Nam - Kĩ năng hợp tác nhóm - Dự án
 - Kĩ năng trình bày những hiểu biết về đất - Đóng vai
 nước, con người Việt Nam. 
 Bài 12. - Kĩ năng xác định giá trị - Thảo luận nhóm
 Em yêu hòa - Kĩ năng hợp tác với bạn bè - Động não
 bình - Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm - Trình bày 1 phút
 - Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin - Phòng tranh
 - Kĩ năng trình bày suy nghĩ, ý tưởng - Hoàn tất 1 nhiệm vụ
 Bài 14. - Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm - Thảo luận nhóm
 Bảo vệ tài - Kĩ năng tư duy phê phán - Xử lí tình huống
 nguyên thiên - Kĩ năng ra quyết định - Dự án
 nhiên - Kĩ năng trình bày suy nghĩ, ý tưởng - Động não
 - Trình bày 1 phút
 - Chúng em biết 3
 - Hoàn tất 1 nhiệm vụ
 1.2. Thực hiện giáo dục kĩ năng sống thông qua từng hoạt động trong 
quá trình dạy học môn Đạo đức:
 a) Xác định mục tiêu bài học: 
 GV cần xác định được kĩ năng sống cơ bản nhất cần đạt trong tiết dạy này 
là gì chứ không nhất thiết là phải rèn được đầy đủ các kĩ năng sống như mục tiêu 
đã được nêu ra trong sách hướng dẫn giáo dục kĩ năng sống.
 Ví dụ: Khi dạy bài “Tình bạn” (Đạo đức lớp 5), theo mục tiêu của sách 
hướng dẫn giáo dục kĩ năng sống có 4 kĩ năng mà học sinh cần đạt nhưng giáo 
viên có thể xác định 3 mục tiêu cơ bản mà học sinh cần đạt trong tiết học, đó là: em trình bày, GV giúp các em rèn kĩ năng giao tiếp (cụ thể là kĩ năng trình bày 
trước tập thể).
 c) Thông qua dạy học phần “Kết nối”:
 Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động tìm hiểu nội dung, 
kiến thức bài mới.
 Ở hoạt động này, GV đóng vai trò là người hướng dẫn, HS là người phản 
hồi, trình bày quan điểm nhằm giới thiệu thông tin, kiến thức và kĩ năng mới. Đây 
là cây cầu sẽ kết nối kinh nghiệm hiện có của học sinh với bài học mới. Trong 
giai đoạn này, chúng ta có thể sử dụng một số kĩ thật dạy học như: Chia nhóm 
thảo luận, đóng vai, sử dụng công nghệ thông tin hay hỏi đáp.
 Ví dụ: Khi dạy bài: “Em yêu hòa bình”, tiết 1 – Đạo đức lớp 5, chúng ta 
có thể làm như sau:
 Trước hết với hoạt động này, GV cần xác định được mục tiêu về kĩ năng 
sống mà HS cần phải đạt là: Kĩ năng hợp tác, kĩ năng xác định giá trị, kĩ năng đảm 
nhận trách nhiệm.
 - GV chia nhóm và nêu yêu cầu làm việc nhóm: Hãy đọc các thông tin ở 
trang 37 – 38, SKG Đạo đức 5 và thảo luận các câu hỏi:
 + Vì sao phải bảo vệ hòa bình, ngăn ngừa chiến tranh?
 + Bảo vệ hòa bình là trách nhiệm của ai?
 - Các nhóm làm việc – đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận, các nhóm 
khác nhận xét, bổ sung.
 - GV kết luận.
 Sau đó, GV chia nhóm, phát cho mỗi nhóm một tờ giấy A0, yêu cầu HS 
thảo luận và vẽ cây Hòa bình, trong đó có hoa và quả trên cây là những lợi ích mà 
hòa bình đã mang lại cho trẻ em và nhân loại; còn rễ cây là những việc cần làm 
để bảo vệ hòa bình.
 - HS vẽ “Cây hòa bình” theo nhóm
 - Các nhóm trưng bày sản phẩm theo Kĩ thuật phòng tranh.
 - Cả lớp đi xem và ghi ý kiến bình luận, bổ sung.
 - GV kết luận.
 d) Thông qua hoạt động “Thực hành/Luyện tập”:
 Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động thực hành, luyện 
tập các kiến thức kĩ năng đã học. - Học sinh làm việc theo nhóm: trao đổi ý tưởng, thống nhất ý tưởng, phân 
công nhiệm vụ và cùng nhau thực hiện.
 - Các nhóm trình bày sản phẩm.
 - GV hướng dẫn cả lớp cùng nhận xét về cách thức và kết quả hợp tác của 
mỗi nhóm.
 Qua hoạt động này, các em đã được rèn kĩ năng hợp tác nhóm, kĩ năng đảm 
nhận trách nhiệm trong nhóm của mình và kĩ năng tư duy phê phán sản phẩm của 
nhóm bạn.
 e) Thông qua dạy học phần “Vận dụng”:
 Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động vận dụng kiến 
thức, kĩ năng đã được học.
 Trong hoạt động này, GV cần tạo cho HS cơ hội tích hợp, mở rộng và vận 
dụng kiến thức, kĩ năng vào các tình huống, bối cảnh mới.
 Ví dụ: Khi dạy bài “Hợp tác với những người xung quanh” – phần Vận 
dụng (tiết 2), chúng ta có thể làm như sau:
 GV yêu cầu mỗi nhóm HS đăng kí cùng hợp tác với nhau để xây dựng và 
thực hiện một công việc chung của lớp, của trường hoặc của cộng đồng. Ví dụ: 
trang trí lớp học; tổng vệ sinh môi trường trường học; tổ chức một buổi lễ hội nhỏ 
của lớp; tuyên truyền, cổ động bảo vệ môi trường trong cộng đồng,
 GV cho các nhóm lập kế hoạch hoạt động của nhóm mình và báo cáo kết 
quả sau thời gian thực hiện:
 STT Nội dung hoạt Thời gian Sản phẩm Người phụ Người phối 
 động thực hiện trách hợp
 1     
 2     
 3 ...    
 Như vậy, qua hoạt động này, GV rèn cho HS về kĩ năng hợp tác trong cuộc 
sống phù hợp với khả năng của các em, tạo cho các em tinh thần đoàn kết trong 
những trường hợp cần thiết.
 2. Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua môn Đạo đức cần phải thông 
qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp: 
 Nhân cách học sinh được hình thành qua hai con đường cơ bản: con đường 
học trên lớp và con đường hoạt động ngoài giờ lên lớp. thông qua trò chơi. Các hành động chơi đòi hỏi các em phải suy nghĩ, giải quyết 
các vấn đề, thực hành các ý tưởng.
 Không những thế, tôi còn khuyến khích các em cùng chia sẻ những cảm 
nhận, những suy nghĩ, những quan sát của mình với cô, với bạn một cách thoải 
mái, tự nhiên không gò bó, áp đặt. 
 Ngoài ra, giáo viên cần tăng cường cho các em tham gia hoạt động thư viện 
một cách tích cực và thường xuyên. Thông qua những câu chuyện, những bài thơ, 
bài báo để rèn luyện đạo đức cho các em, giúp các em hoàn thiện mình, dạy các 
em yêu thương bạn bè, yêu thương con người. Tạo hứng thú cho các em qua các 
truyện bằng tranh tùy theo lứa tuổi, gợi mở tính tò mò, ham học hỏi, phát triển 
khả năng thấu hiểu ở trẻ.
 Bên cạnh đó, để rèn kĩ năng tự phục vụ, biết lao động vừa sức, biết trang 
trí lớp học xanh - sạch - đẹp, giúp các em yêu trường, yêu lớp hơn, bản thân đã 
hướng dẫn các em trồng cây xanh và chăm sóc cây xanh hàng ngày. Tổ chức cho 
các em chăm sóc vườn hoa cây cảnh giúp học sinh rèn kĩ năng hợp tác cùng các 
bạn trong nhóm hoàn thành tốt nhiệm vụ được phân công.
 3. Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua tấm gương sáng từ 
thầy cô giáo:
 Như chúng ta đã biết, trong những năm gần đây, ngành giáo dục thường 
xuyên nhắc đến cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là tấm gương tự học và sáng 
tạo”. Thực tế gần đây cho thấy, bên cạnh những giáo viên ưu tú, quan tâm đến 
học sinh, tâm huyết với nghề vẫn còn tồn tại một số giáo giáo viên tự đánh mất 
hình ảnh đẹp của người thầy trong mắt học sinh, phụ huynh. Với học sinh nói 
chung, học sinh tiểu học nói riêng, thầy cô là những người cha, người mẹ thứ hai 
của các em. Thầy cô là tấm gương phản chiếu rõ cho các em soi vào để điều chỉnh 
hành vi, hoạt động của mình. Chính vì thế, biện pháp nhằm hình thành kĩ năng 
sống cho học sinh (như kĩ năng giao tiếp: chào hỏi, cảm ơn, xin lỗi, đề nghị; bày 
tỏ cảm thông, chia sẻ; bày tỏ ý kiến, tiếp khách đến nhà, ) người giáo viên phải 
mẫu mực từ lời nói, hành động đối với những người xung quanh, đồng nghiệp, 
học sinh, hàng xóm hay phụ huynh. Hay nói cách khác, mỗi hành động, việc làm, 
lời nói của người giáo viên phải mang tính sư phạm, tấm gương nhà giáo để học 
sinh học tập, làm theo.
 4. Gần gũi, tạo mối thân thiện với học sinh:
 Việc đầu tiên sau khi nhận lớp, để tạo sự gần gũi, gắn kết giữa HS với GV, 
tôi tận dụng quỹ thời gian trong tuần đầu cho học sinh giới thiệu bản thân, động 
viên khuyến khích các em chia sẻ về sở thích, ước mơ trong tương lai. Đây là hoạt 
động giúp cô trò hiểu nhau, đồng thời tạo môi trường học tập thân thiện, nơi + Điều tra thu thập kết quả thực tế học sinh lớp 4 về một số kĩ năng sống 
cần thiết phù hợp với lứa tuổi.
 + Tổng hợp kinh nghiệm của bản thân về việc giáo dục KNS cho học sinh.
 + Chia sẻ kinh nghiệm ở tổ chuyên môn, lấy ý kiến của các thành viên trong 
tổ.
 *Bước 3: Lập kế hoạch triển khai áp dụng các giải pháp:
 + Đối với giáo viên: 
 - Tìm hiểu rõ đặc điểm HS của lớp mình phụ trách để có biện pháp giáo 
dục phù hợp.
 - Lập kế hoạch thực hiện giáo dục kĩ năng sống cho học sinh.
 - Nghiên cứu kĩ nội dung bài dạy, các hoạt động dạy học, các kĩ năng cần 
giáo dục cho HS.
 - Đánh giá kết quả thu được sau mỗi hoạt động, mỗi bài học.
 + Đối với học sinh: 
 - Chuẩn bị bài tốt.
 - Tập trung tiếp thu và thực hiện các hoạt động mà thầy cô giáo.
 - Báo cáo kết quả đạt được sau mỗi bài học.
 *Bước 4: Thu thập và xử lí thông tin:
 + Thu thập kết quả qua từng bài học Tập đọc có giáo dục KNS cho học sinh 
và điều chỉnh biện pháp đã áp dụng.
 + So sánh đối chiếu kết quả trước và sau khi áp dụng giải pháp.
 + Hệ thống lại các giải pháp đã thực hiện. 
 + Phân tích nguyên nhân, tìm quy luật và rút ra bài học kinh nghiệm.
 1.2. Phân tích thực trạng của giải pháp đã biết (nếu là giải pháp cải tiến 
giải pháp đã biết trước đó tại cơ sở):
 Ở bậc Tiểu học là bậc học tạo nền tảng cho học sinh phát triển, vì vậy ngoài 
việc trang bị cho học sinh vốn kiến thức cơ bản trong học tập, lao động còn phải 
giáo dục học sinh có kỹ năng sống, kỹ năng làm người để học sinh có thêm kinh 
nghiệm thích ứng với môi trường, xã hội mới. Từ đó các em biết phân biệt đúng, 
sai làm theo cái đúng, ủng hộ cái đúng, đấu tranh với những biểu hiện sai trái, xấu 
xa. Biết tôn trọng bản thân, hành động bảo đảm an toàn cho bản thân và những 
người xung quanh. Từ đó thôi thúc các em hành động theo chuẩn mực đạo đức và 
thói quen đạo đức. Vì vậy, việc rèn kĩ năng sống ở bậc tiểu học là một nhiệm vụ 
quan trọng mà người làm công tác giáo dục cần quan tâm. Kĩ năng sống được 
hình thành theo một quá trình, hình thành một cách tự nhiên qua những va chạm, 
những trải nghiệm trong cuộc sống hằng ngày và qua giáo dục mà có. Kỹ năng 
sống được hình thành thông qua quá trình sống, quá trình rèn luyện, học tập ở gia 
đình, trong nhà trường và ngoài xã hội. Với học sinh tiểu học, đây là giai đoạn 
đầu tiên hình thành nhân cách cho các em, giúp các em có một kĩ năng sống tốt 
cho tương lai sau này.

File đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_giao_duc_ki_nang_song_cho_ho.docx