Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp dạy học kiểu bài miêu tả cây cối đối với học sinh Lớp 5
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp dạy học kiểu bài miêu tả cây cối đối với học sinh Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp dạy học kiểu bài miêu tả cây cối đối với học sinh Lớp 5
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THAN UYÊN TRƯỜNG TIỂU HỌC XÃ MƯỜNG MÍT BÁO CÁO BIỆN PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC GIẢNG DẠY Tên chuyên đề: Biện pháp dạy học kiểu bài miêu tả cây cối đối với học sinh lớp 5. Tác giả: Đỗ Huy Thông Trình độ chuyên môn: Đại học Chức vụ: Giáo viên Nơi công tác: Trường Tiểu học xã Mường Mít. Mường Mít, ngày 15 tháng 10 năm 2020 1 Với kết quả khảo sát trên, tôi thấy học sinh học tập chưa đảm bảo (còn 8 học sinh chưa đạt). Chất lượng học tập làm văn ở chương trình lớp 4 chưa thật sự đảm bảo, học sinh còn hạn chế ở một số lĩnh vực kiến thức, kĩ năng. Vì vậy, với mong muốn ở chương trình lớp 5, bài làm văn miêu tả về cây cối của các em được hay hơn, có cảm xúc hơn, tôi xin đề xuất một số biện pháp dạy học tập làm văn kiểu bài miêu tả cây cối như sau. 2. Phạm vi triển khai thực hiện chuyên đề Chuyên đề thực hiện ở phân môn Tập làm văn tại lớp 5A2, năm học 2019- 2020 3. Mô tả biện pháp biện pháp dạy học kiểu bài miêu tả cây cối đối với học sinh lớp 5. 3.1. lập dàn ý thông qua sử dụng trực quan trong dạy văn miêu tả. a) Nội dung biện pháp - Dạy miêu tả sự vật nào thì có trực quan cho sự vật đó (bằng quan sát cây cối thật hoặc qua tranh ảnh). Qua đó học sinh lập dàn ý trực tiếp thông qua trực quan. - Sử dụng trực quan là các đoạn văn hoặc bài văn mẫu để học sinh tìm dàn ý của bài. - Chỉnh sửa các câu văn ở mỗi phần theo cách cảm nhận của các em. - Biện pháp này hướng dẫn học sinh trong suốt quá trình học. b) Các bước thực hiện Để tả bất kì một cây nào, đầu tiên giáo viên cần phải cho học sinh lập dàn ý cho bài định tả. Vậy để lập dàn ý phù hợp với khả năng của học sinh dân tộc thì cần thực hiện như sau: Bước 1. Xác định dạng đề định tả; chuẩn bị trực quan phù hợp - Trực quan là cây thật, tranh ảnh. Nếu định cho học sinh lập dàn ý tả về cây cối, giáo viên sẽ cho học sinh quan sát cây cối thật hoặc chuẩn bị tranh ảnh, về cây hoặc hoa quả phù hợp để học sinh quan sát, cảm nhận và lựa chọn sự vật cần miêu tả phù hợp để lập dàn ý. Ví dụ, để tả một cây hoa mà em thích, ngoài việc cho học sinh quan sát thực tế ở vườn trường thì cần có các tranh ảnh như tranh hoa đào, hoa hồng... cần phải có tranh để học sinh quan sát. - Trực quan là đoạn văn, bài văn mẫu bằng tài liệu in hoặc trình chiếu. + Bài văn mẫu giúp cho học sinh đọc để các em mở rộng vốn từ, biết một số từ ngữ miêu tả. Qua đó các em biết sử dụng từ ngữ tạo câu phù hợp. Ví dụ cách mở bài của một bài văn hoặc câu văn hay có sử dụng biện pháp nghệ thuật cần có câu mẫu, đoạn văn mẫu để học sinh biết cách sử dụng từ ngữ. 3 Thông qua bài mẫu, học sinh được cảm thụ về cách miêu tả của tác giả. Rút ra nhận xét về bố cục, cách miêu tả, cách sử dụng các biện pháp nghệ thuật từ bài văn mẫu đó để lập dàn ý, tìm ý tạo câu, xây dựng đoạn văn, bài văn của riêng mình không theo bố cục bắt buộc. b) Các bước thực hiện Bước 1. Tìm chọn bài văn mẫu liên quan - Khi dạy dạng bài miêu tả nào thì giáo viên chọn lựa một số bài văn mẫu liên quan cho học sinh đọc tham khảo. Ví dụ, miêu tả về cây xanh có bóng mát giáo viên sẽ cho học sinh đọc một số bài văn mẫu về cây xanh có bóng mát như cây bàng, cây phượng ở sân trường, cây hoa ban ở đầu bản... Bước 2. Hướng dẫn cách cảm thụ - Cho học sinh đọc các bài văn mẫu, lựa chọn bài mình thích nhất. - Nêu các ý chính ở từng phần (lập lại dàn ý) từ bài văn mẫu. - Tìm hiểu cách miêu tả của tác giả, các biện pháp nghệ thuật như so sánh hoặc nhân hóa hoặc ẩn dụ mà tác giả đã sử dụng. - Cách sử dụng từ để đặt câu, cách liên kết câu, liên kết đoạn văn tạo bài văn. Ví dụ cho học sinh đọc đoạn văn tả cây bàng, giáo viên hỏi học sinh về cách tả cây bàng như thế nào, hình ảnh lá bàng được so sánh với đồ vật gì, thân cây sờ vào thế nào, gió thổi vào tán lá âm thanh phát ra như thế nào...? Bước 3. Thực hành lập dàn ý, xây dựng đoạn văn - Cho học sinh lập dàn ý theo bố cục từng phần theo cách viết, cách cảm nhận của các em. - Xây dựng thành một đoạn văn. - Nhận xét, chữa lại đoạn văn vừa viết cho hoàn chỉnh hơn. c) Các điều kiện cần thiết để áp dụng biện pháp Giáo viên phải sưu tầm các bài văn mẫu; giáo viên đọc hiểu bài văn mẫu để lựa chọn sao cho phù hợp với đặc điểm học sinh, đặc điểm địa phương. Học sinh cần phải đọc thêm ở nhiều thời điểm khác nhau, trong đó chú trọng đọc trước ở nhà và học buổi hai. Luyện tập miêu tả theo gợi ý để có được những câu văn, đoạn văn hay. Giáo viên phải sát sao với từng học sinh trong cách hướng dẫn viết bài, chữa bài. Học sinh phải yêu thích viết văn. 3.3. Luyện tập dưới nhiều dạng đề khác nhau a) Nội dung biện pháp 5 - Học sinh đã biết viết đúng bố cục theo thể loại tả cây cối. Các câu văn miêu tả giàu cảm xúc, có nhiều hình ảnh nghệ thuật. Các bài viết đạt yêu cầu cao. - Giờ học, các em học tập nhẹ nhàng ít áp lực; các em được cảm thấy thoải mái, vui vẻ, thích diễn đạt trước đám đông về cảm nhận của mình trước các sự vật được quan sát. Thông qua các tiết học miêu tả cây cối, học sinh yêu quý con người, yêu thiên nhiên, biết giữ gìn và bảo vệ vệ cây xanh hơn. - Giáo viên đã sử dụng nhiều phương pháp, hình thức học tập có tính trải nghiệm, thực hành và phát huy tính tích cực, tự giác trong học tập đối với học sinh. Sau quá trình áp dụng biện pháp mới về dạy học miêu tả cây cối tại lớp 5A2, năm học 2019 -2020, tôi đã thu được kết quả như sau: Thời điểm Số HS Kết quả khảo sát Ghi chú tham gia Chưa đạt Đạt Khá, tốt Trước khi 8/28 14/28 6/28 28 áp dụng = 28,5% = 50% = 21,5% Sau khi 11/28 17/28 28 0 áp dụng = 39,2% = 60,8% 5. Kết luận Biện pháp nêu trên mà cá nhân tôi đã thực hiện ở lớp 5A2 trong năm học 2019-2020 là phương pháp, hình thức tổ chức dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 đang hướng đến. Hình thức, phương pháp dạy học mà cá nhân tôi đã và đang áp dụng được các đồng chí giáo viên trong nhà trường tham khảo và vận dụng về cách soạn bài và tổ chức cho học sinh học tập. Đặc biệt là dạy- học làm văn miêu tả về cây cối cho học sinh. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện chuyên đề và viết báo cáo, tôi cũng còn gặp nhiều hạn chế, kính mong hội đồng ban giám khảo Hội thi giáo viên dạy giỏi các cấp và các thầy cô góp ý chân thàn để cá nhân tôi hoàn thành tốt công tác giảng dạy. Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn. XÁC NHẬN CỦA BGH Mường Mít, ngày 15 tháng 10 năm 2020 TRƯỜNG TH XÃ MƯỜNG MÍT TÁC GIẢ CHUYÊN ĐỀ Đỗ Huy Thông 7
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_day_hoc_kieu_bai_mieu_ta_cay.doc