Bản mô tả SKKN Một số phương pháp rèn kĩ năng làm văn miêu tả cho học sinh Lớp 5

docx 9 trang thanh 21/10/2023 2300
Bạn đang xem tài liệu "Bản mô tả SKKN Một số phương pháp rèn kĩ năng làm văn miêu tả cho học sinh Lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bản mô tả SKKN Một số phương pháp rèn kĩ năng làm văn miêu tả cho học sinh Lớp 5

Bản mô tả SKKN Một số phương pháp rèn kĩ năng làm văn miêu tả cho học sinh Lớp 5
 BẢN MÔ TẢ SÁNG KIẾN
 I.Thông tin chung về sáng kiến
 1. Tên sáng kiến: Một số phương pháp rèn kĩ năng làm văn miêu tả cho 
học sinh lớp 5.
 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Khối lớp 5
 3.Tác giả:
 Họ và tên: Nguyễn Thị Hải
 Ngày/tháng/năm sinh: 17/ 04/ 1987
 Chức vụ, đơn vị công tác: Giáo viên trường Tiểu học Vĩnh Phong - Tiền 
Phong
 Điện thoại: DĐ: 0395431126
 4. Đồng tác giả (nếu có): không có
 5. Đơn vị áp dụng sáng kiến:
 Tên đơn vị: Trường Tiểu học Vĩnh Phong - Tiền Phong
 Địa chỉ: Cơ sở 1 xã Vĩnh Phong, cơ sở 2 xã Tiền Phong, huyện Vĩnh Bảo, 
thành phố Hải Phòng
 Điện thoại: 0225584300
 II. Mô tả giải pháp đã biết: 
 Tiếng Việt là tiếng phổ thông của dân tộc Việt Nam. Vì thế môn Tiếng 
Việt ở bậc Tiểu học có nhiệm vụ hình thành và phát triển cho học sinh các kĩ 
năng: nghe, nói, đọc, viết để học tập và giao tiếp trong môi trường hoạt động, 
góp phần rèn luyện các thao tác tư duy. Môn Tiếng Việt còn cung cấp cho học 
sinh những kiến thức ban đầu về Tiếng Việt. 
 Trong chương trình Tiểu học mới, Tiếng Việt được chia thành các phân 
môn, mỗi phân môn có nhiệm vụ rèn luyện cho học sinh những kĩ năng nhất 
định. Phân môn Tập làm văn là phân môn mang tính tổng hợp cao nhất, nó có 
vai trò rèn cho học sinh cả bốn kĩ năng, trong đó quan trong là các kĩ năng nghe, 
nói, viết. Đối với phân môn này, các em được rèn luyện năng lực trình bày ở 
dạng văn bản với nhiều thể loại khác nhau.
 Qua thực tế giảng dạy tại trường Tiểu học Vĩnh Phong - Tiền Phong, tôi 
nhận thấy phân môn Tập làm văn là phân môn khó nhất trong các phân môn của 
môn Tiếng Việt. Để thực hiện được mục tiêu của phân môn Tập làm văn là phải 
xây dựng được kĩ năng nói và viết thành thạo, các em cần huy động tất cả các 
kiến thức của các phân môn Tập đọc, Chính tả, Luyện từ và câu, Kể chuyện, 
Trong khi đó, các em học yếu thì rất “ngán” học phân môn này.
 Với học sinh lớp 5, việc rèn kĩ năng làm văn miêu tả cho các em là cần 
thiết. Học tốt văn miêu tả sẽ là điều kiện thuận lợi để học tốt các môn học khác ở 
Tiểu học và học tiếp lên các lớp trên.
 Nhằm góp phần đổi mới phương pháp và nâng cao chất lượng dạy học 3
tại sau:
 + Do trong lớp có nhiều đối tượng học sinh nên giáo viên thường sử dụng 
phương pháp làm mẫu để tạo đà giúp học sinh trung bình, yếu làm văn. Phương 
pháp này giúp học sinh yếu có thể làm được bài bằng những gợi ý. Tuy nhiên, 
một số học sinh học được lại thường hay bắt chước các câu, đoạn văn mẫu nên 
nhiều bài làm có các câu, đoạn giống nhau.
 - Một khó khăn nữa là nhiều học sinh viết chữ chưa đẹp. 
 c) Cha mẹ học sinh:
 Cha mẹ các em còn ít quan tâm đến việc học hành của các em do phải vất 
vả với công việc hàng ngày, do hiểu biết và trình độ còn hạn chế,
 III. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận sáng kiến
 III.1. Nội dung giải pháp mà tác giả đề xuất
 Để giải quyết được mục đích yêu cầu của tiết Tập làm văn và khắc phục
những nguyên nhân tồn tại đã nêu trên .Tôi đã tiến hành thực hiện các giải pháp, 
biện pháp những nội dung cụ thể sau: 
 1.1. Giải pháp thứ nhất: Điều tra phân loại học sinh:
 Giáo viên điều tra, phân loại, nắm chắc từng đối tượng học sinh: năng 
khiếu, trung bình, học sinh yếu và học sinh cá biệt. Nắm chắc được đối tượng 
học sinh, giáo viên sẽ đề ra được kế hoạch dạy học phù hợp, có những biện pháp 
dạy học phù hợp với từng đối tượng học sinh. Đồng thời, tạo điều kiện tốt nhất 
góp phần phụ đạo học sinh yếu biết làm văn miêu tả, có thể vận dụng làm được 
một bài văn hoàn chỉnh.
 1.2. Giải pháp thứ hai: Rèn cho học sinh kĩ năng quan sát:
 Quan sát theo trình tự từ xa đến gần và ngược lại, từ trong ra ngoài, từ 
bao quát đến chi tiết và ngược lại. Ghi chép những điều đã quan sát được. Tổ 
chức quan sát từng đối tượng cụ thể. Có thể hướng dẫn quan sát theo nhiều hình 
thức: quan sát trực tiếp đối tượng (buổi chào cờ đầu tuần, quang cảnh trước buổi 
học, trong giờ ra chơi, thầy giáo, cô giáo, người thân,); quan sát ở nhà (ngôi 
nhà em đang ở, quang cảnh con đường em đến trường vào buổi sáng, ); quan 
sát qua báo, đài ( một ca sĩ đang biểu diễn, một danh hài mà em thích, .);
 1.3. Giải pháp thứ ba: Chọn đề tài gần gũi, quen thuộc với học sinh:
 - Học sinh Tiểu học vùng thuận lợi nói chung có thể viết được những bài 
văn miêu tả chỉ bằng quan sát qua tranh ảnh, phim,Nhưng đối với học sinh 
yếu của trường tôi, những đề tài xa lạ là đều cần tránh.. Các em đến trường học 
tập bằng ngôn ngữ Tiếng Việt tương đối hạn hẹp mà giáo viên lại yêu cầu các 
em hình dung, tưởng tượng rồi đặt câu, viết một bài văn miêu tả hoàn chỉnh với 
một đối tượng mà các em chưa nhìn thấy bao giờ thì đúng là điều quá sức đối 
với các em.
 Ví dụ: Đề bài trong sách giáo khoa Tiếng Việt 5- tập 2- trang 134: Tả 5
 - Khi học sinh đặt câu nêu cảm nghĩ của mình ở phần kết bài, giáo viên
phải quan tâm đến từng em. Đối với học sinh trung bình, yếu, giáo viên phải 
hướng dẫn cụ thể cho các em bằng những gợi ý như:
 + Em hãy nói tình cảm của mình đối với ngôi trường (yêu, ghét)? (Em rất 
yêu ngôi trường).
 + Em thể hiện tình yêu đó bằng những việc làm như thế nào ? 
 - Tuyệt đối không được hướng dẫn học sinh một cách đồng loạt để các em 
có những câu văn nghĩa chung chung như: “Cô giáo em có mái tóc đen huyền, 
mượt như nhung. Đôi mắt cô đen trong và sáng long lanh. Nước da của cô trắng 
mịn màng” hay “ Trường em mái ngói đỏ tươi. Cột cờ cao chót vót. Trên đỉnh 
cột cờ, lá cờ đỏ sao vàng bay phấp phới. Giờ ra chơi, các bạn ùa ra khỏi sân 
lớp như bầy ong vỡ tổ”
 Phải hướng dẫn để học sinh tìm ra những nét đặc sắc của cảnh. Những nét 
đặc sắc đó giúp người đọc hình dung được cảnh vật cụ thể mà không lẫn lộn với 
cảnh vật khác. 
 1.7. Giải pháp thứ bảy: Chấm bài thường xuyên:
 Đi đôi với công việc chấm bài là phải hướng dẫn học sinh sửa bài. Phải 
giúp các em phát hiện ra những điểm hay cần học tập và những điểm chưa hay, 
chưa đạt để sửa chữa trong bài văn của mình. Trên cơ sở đó, các em phải sửa lại 
bài làm của mình cho hay hơn, đúng hơn.
 Giáo viên cần tránh việc chê bai các em nhưng cũng không được lạm 
dụng lời khen, tạo sự thờ ơ của học sinh đối với lời khen do được khen quá 
nhiều, khen không đúng lúc.
 1.8. Giải pháp thứ tám: Làm giàu vốn từ cho học sinh:
 Nếu học kiểu bài kể chuyện, học sinh chỉ tái hiện lại nội dung câu chuyện
đã nghe, đã đọc là có thể đạt được yêu cầu cơ bản của đề bài thì văn miêu tả đòi 
hỏi phải có một vốn từ phong phú mới có thể làm bài. Người viết văn không thể 
“vẽ” được một cảnh, một người nếu bản thân người ấy thiếu vốn từ, vốn sống.
 Làm giàu vốn từ cho học sinh có nghĩa là giúp cho các em nắm một số từ 
gợi tả để có thể dùng trong miêu tả. Ví dụ: Giáo viên yêu cầu học sinh tìm các 
từ ngữ gợi tả mái tóc (vàng hoe, đen nhánh, bạc phơ, cháy nắng, óng ả, xoăn 
tít,); khuôn mặt (bầu bĩnh, vuông chữ điền, trái xoan, khắc khổ,); nước da ( 
trắng trẻo, trắng hồng, ngăm ngăm, bánh mật, đen sạm,); dáng người ( nhỏ 
nhắn, gầy gò, đẫy đà, to khoẻ, cao cao,).
 Cho học sinh tìm từ bằng các hình thức như: quan sát thực tế (quan sát 
người bạn), quan sát tranh ảnh, xem phim, đọc sách, nhất là qua các phân môn 
của Tiếng Việt hoặc các môn học khác và qua hình thức trò chơi,
 1.9. Giải pháp thứ chín: Giúp học sinh luyện viết câu:
 - Trước hết, mọi học sinh phải viết được câu văn đúng ngữ pháp. Đây là 7
 Ví dụ:
 + Bạn Thu Nga học chung lớp với em.
 + Bạn chơi thân với em từ năm học lớp Một.
 + Chúng em rất thân nhau.
 + Em sẽ cố gắng làm những điều thật tốt để tình bạn của chúng em mãi 
mãi bền lâu.
 + Những ngày bạn nghỉ học, em cảm thấy rất nhớ.
 + Bạn có nước da ngăm ngăm của một người con gái đồng quê.
 + Bạn hay phát biểu và hiểu bài rất nhanh nên được thầy và các bạn khen 
ngợi.
 + Bạn rất hay cười.
 + Mái tóc bạn không đen như tóc em nhưng dài hơn.
 + Bằng tuổi với em nhưng cao hơn em một cái đầu.
 + Nga viết chữ rất đẹp. Bạn đã được chọn dự thi viết chữ đẹp vòng 
trường và đạt giải ba. 
 + Mỗi khi bạn cười, hai lúm đồng tiền trên má hiện rõ trên khuôn mặt 
ngăm đen dễ thương.
 + Bạn không gây gổ với ai bao giờ.
 + Thầy cô thường lấy bạn để làm gương.
Sau khi tìm ý, cho các em chọn và sắp sếp ý thành các đoạn Mở bài, Thân
bài, Kết bài phù hợp. Ví dụ:
 * Đoạn mở bài:
 Em và bạn Thu Nga chơi thân với nhau từ năm lớp Ba. Chúng em rất thân 
nhau. Đi học, em thường đi chung với bạn.
 * Đoạn thân bài:
 Bằng tuổi với em cao hơn em một cái đầu. Bạn có nước da ngăm ngăm 
của một người con gái đồng quê quen dầm mưa dãi nắng. Bạn rất hay cười, mỗi 
khi bạn cười, hai lúm đồng tiền trên má hiện rõ trên khuôn mặt ngăm đen dễ 
thương. Thu Nga có đôi mắt to rất đẹp với hàng lông mi dài, cong. Đôi mắt bạn 
luôn ánh lên ra vẻ hồn nhiên, chất phác. Mái tóc bạn không đen như tóc em 
nhưng dài hơn. Nga viết chữ rất đẹp, bạn đã được chọn dự thi viết chữ đẹp vòng 
trường và đạt giải ba. Thầy thường lấy bạn ra làm gương cho chúng em noi theo 
để rèn chữ. Ở lớp, thầy thường khen bạn hiểu bài rất nhanh. Em chưa thấy bạn 
gây gỗ với ai bao giờ. 
 * Đoạn kết bài:
Mỗi khi vắng Thu Nga, nhất là những ngày bạn nghỉ học, em cảm thấy rất 
nhớ.Em sẽ cố gắng làm những điều thật tốt để tình bạn của chúng em mãi mãi
bền lâu.
 Giáo viên cần lưu ý cho học sinh mục đích của từng đoạn văn. Có chọn 9
miền, lối sống sinh hoạt ở từng địa phương và đặc biệt là vấn đề về phương ngữ.
 III.4. Hiệu quả, lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến
 a. Hiệu quả về mặt kinh tế:
 Sáng kiến này mang lại hiệu quả tốt giúp học sinh biết làm văn, giảm 
tham khảo văn mẫu đem lại lợi ích về kinh tế.
 b. Hiệu quả về mặt xã hội:
 Sáng kiến này mang lại hiệu quả tốt và rất thiết thực cho giáo viên và học 
sinh. điều đó sẽ giúp cho học sinh biết làm văn miêu tả, góp phần tạo cho các em 
sự say mê hứng thú trong học tập và tích lũy một vốn kiến thức văn học đáng kể 
cho các em. Qua các bài làm văn miêu tả, học sinh vừa cảm thụ được cái hay, 
cái đẹp vừa học được cách sử dụng từ chính xác, cách đặt câu gọn gàng, sinh 
động, được luyện tập về chính tả, luyện từ và câu, tập làm văn.
 Đồng thời giúp các em tự tin hơn, nhanh nhẹn, khéo léo, mạnh dạn hơn 
trong tư duy, trong học tập cũng như trong cuộc sống, góp phần thực hiện mục 
tiêu thế hệ trẻ, bồi dưỡng lối sống lành mạnh.
 b. Giá trị làm lợi khác:
 Sáng kiến này đem lại hiệu quả không chỉ cho ngành giáo dục mà còn 
mang lại hiệu quả về việc huy động gia đình học sinh cùng tham gia vào công 
tác giáo dục.
 Tạo tiền đề vững chắc cho học sinh học tốt môn học khác và học tốt các 
lớp tiếp theo.
 Phụ huynh học sinh phấn khởi về kết quả học tập của con em mình.
 Xin chân thành cảm ơn!
 CƠ QUAN ĐƠN VỊ Vĩnh Bảo, ngày 12 tháng 01 năm 2023 
ÁP DỤNG SÁNG KIẾN Tác giả sáng kiến
 Nguyễn Thị Hải 

File đính kèm:

  • docxban_mo_ta_skkn_mot_so_phuong_phap_ren_ki_nang_lam_van_mieu_t.docx