Bản mô tả SKKN Biện pháp hỗ trợ học sinh Lớp 5 lập dàn ý và viết đoạn văn tả cảnh
Bạn đang xem tài liệu "Bản mô tả SKKN Biện pháp hỗ trợ học sinh Lớp 5 lập dàn ý và viết đoạn văn tả cảnh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bản mô tả SKKN Biện pháp hỗ trợ học sinh Lớp 5 lập dàn ý và viết đoạn văn tả cảnh
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc MÔ TẢ SÁNG KIẾN Mã số:. 1. Tên sáng kiến: Biện pháp hỗ trợ học sinh lớp 5 lập dàn ý và viết đoạn văn tả cảnh. 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giải pháp tác nghiệp trong giáo dục. 3. Mô tả sáng kiến: Ở tiểu học, môn tập làm văn giúp một phần cho các em nói, viết lưu loát. Học sinh phát triển vốn từ ngữ, bồi dưỡng cảm xúc, tình cảm lành mạnh trong sáng, khả năng quan sát lựa chọn sắp xếp ý rõ ràng. Rèn khả năng tư duy, trí tưởng tượng phong phú. Qua đó vốn sống của các em được tăng lên giúp các em tự tin, có khả năng ứng xử linh hoạt trong cuộc sống. Văn miêu tả mang tính thông báo thẩm mỹ, chứa đựng tình cảm của người viết, sinh động và tạo ngôn ngữ miêu tả giàu hình ảnh. Kiểu bài “ tả cảnh” được học sau khi học sinh học tả đồ vật, tả con vật. Vì tả cảnh là một chủ đề khó so với các em. Vậy khi làm bài đòi hỏi các em phải biết quan sát, phải có sự tinh tế, biết chọn lọc để tả đối tượng một cách sinh động, gợi cảm, có tâm hồn và xúc cảm. Từ vấn đề đó bản thân đưa ra "một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 lập dàn ý và viết đoạn văn tả cảnh" sẽ là cơ sở để cung cấp vốn kiến thức và rèn kỹ năng làm văn cho học sinh. 3.1. Thực trạng: Việc dạy, học tập làm văn ở tiểu học nói chung và và việc dạy học văn tả cảnh ở lớp 5 tại đơn vị nói riêng có những ưu điêm, hạn chế sau: a. Ưu điểm: - Được sự quan tâm của Ban giám hiệu, PGD và các cấp chính quyền. - Học sinh có đủ sách vở và đồ dùng học tập. b. Hạn chế: Phía học sinh HS: - Dàn ý, đoạn văn có nhiều ý hay, câu văn hay nhưng ít phù hợp theo đề bài và theo ngữ cảnh. - Sự miêu tả của các em đảo lộn, không theo trình tự quan sát nào. - Miêu tả hời hợt, chung chung không có sắc thái riêng biệt nào của đối tượng được tả. Các ý, các câu ít có cảm xúc về đối tượng miêu tả. - Học sinh không biết cách quan sát và nếu có quan sát được thì các em lại không biết ghi chép những gì mà mình quan sát được một cách rõ ràng. Về phía giáo viên dạy văn miêu tả thường có hạn chế sau: 1 Đối với GV: Xác định rõ nhiệm vụ của phần tập làm văn, nhiệm vụ của giờ lập dàn ý và viết đoạn văn tả cảnh nhằm đưa ra những việc cần chuẩn bị: - Chọn đề bài tập làm văn: Chọn những đề bài phù hợp, gần gũi với học sinh các em có khả năng trực tiếp quan sát. - Phân tích đề: Đây là khâu chuẩn bị rất quan trọng đối với giáo viên và học sinh. - Hướng dẫn HS xác định được yêu cầu quan sát của bài văn. + Phải tìm được những nét riêng tiêu biểu của sự vật. Không cần dàn đủ sự việc, chỉ cần chép lại những đặc điểm mà mình cảm nhận sâu sắc nhất, không thống kê tỉ mỉ, chi tiết về sự vật. + Để lập được dàn ý, viết đoạn văn đúng theo yêu cầu, quá trình quan sát không thể dàn đều, trọng tâm quan sát về nét chính, nỗi bậc và có dụng ý khi viết. Có như vậy mới tránh được sự dàn trải, nhạt nhẽo lan man, xa đề. + Tạo hứng thú và cảm xúc, có vậy HS sẽ dễ dàng tìm từ, chọn ý giúp cho diễn tả sinh động, hấp dẫn. - Hướng dẫn học sinh quan sát khi lập dàn ý; viết đoạn: + Mục đích quan sát là tìm ra công cụ cấu tạo của sự vật, đặt điểm tính chất của hiện trường. + Quan sát văn học là tìm ra màu sắc, âm thanh hình ảnh tiêu biểu và cảm xúc của người đối với sự vật. - Quan sát bằng nhiều giác quan: Thị giác, thính giác, khứu giác, vị giác, xúc giác và quan sát bằng cảm nhận. Nhờ cách quan sát này, các em ghi nhận nhiều ý, bài văn đa dạng phong phú. - Quan sát tỉ mỉ nhiều lần: Muốn tìm ra ý của đoạn văn, HS phải quan sát kỹ, quan sát nhiều lần cảnh đó. Tránh quan sát qua loa như ta nhìn lướt qua hay liếc nhìn nó sẽ không tìm ra ý hay cho bài văn. - Trình tự quan sát: Học sinh cần xác định rõ vị trí, thời điểm, thời gian, trình tự quan sát. (Có thể lựa chọn các trình tự quan sát khác nhau). + Trình tự không gian: Quan sát từ trên xuống dưới hoặc từ dưới lên trên, từ trái sang phải hay từ ngoài vào trong. + Trình tự thời gian: Quan sát từ sáng đến tối; từ lúc bắt đầu đến khi kết thúc... + Tả từng phần của cảnh. + Sự thay đổi của cảnh theo thời gian. + Trình tự tâm lý: Có thể thấy nét gì nổi bật, thu hút bản thân, gây cảm xúc quan sát trước. - GV có thể chuẩn bị các câu hỏi giúp HS quan sát. Tùy theo mỗi yêu cầu đề bài, mà GV cần phải hướng cho các em cần sử dụng cách quan sát, miêu tả theo trình tự nào thì phù hợp. VD. Lập dàn ý và viết một đoạn văn tả cảnh. 3 Giải pháp đã được áp dụng trong đơn vị và có thể áp dụng cho các trường khác trong huyện. 3.4. Hiệu quả - Hiệu quả về kỹ thuật: 100% HS lập được dàn ý và viết được đoạn văn tả cảnh. - Hiệu quả về kinh tế: Phụ huynh học sinh đỡ áp lực lo cho việc học con cái, nào là mua sách luyện, nhờ người hỗ trợ... dành thời gian làm được việc khác. - Về môi trường: Giáo dục học sinh biết yêu thiên nhiên..../. Vĩnh Thắng, ngày 27 tháng 09 năm 2017 Người viết báo cáo Nguyễn Văn Nhuần 5
File đính kèm:
- ban_mo_ta_skkn_bien_phap_ho_tro_hoc_sinh_lop_5_lap_dan_y_va.doc